Lịch sử giá cổ phiếu PVC và những thông tin cần biết
Cổ phiếu PVC là của công ty nào?
Cổ phiếu PVC của Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP được giao dịch trên sàn HNX.
Thông tin khái quát về Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP
Tên Tổng công ty: Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí – CTCP.
Tên tiếng Anh: PetroVietNam Chemical & Services Corporation.
Tên viết tắt: PVChem.
Mã chứng khoán: PVC.
Vốn điều lệ: 500 tỷ đồng.
Đăng ký kinh doanh: 0100150873.
Trụ sở chính: Tầng 6 Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam , số 167, phố Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.38562861
Fax: 024.38562552
Email: mail@pvchem.com.vn
Website: www.pvchem.com.vn /www.pvchem.vn
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1990: PVChem được thành lập với tên gọi Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí theo Quyết định số182/QĐ-TCDK ngày 8/3/1990 của Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam).
Năm 2005: Thực hiện cổ phần hóa chuyển thành sang mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần.
Năm 2008: Chuyển đổi mô hình hoạt động thành mô hình Công ty Mẹ - Công ty con với mục tiêu hoạt động là không ngừng tích luỹ và nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị phần, đảm bảo gia tăng giá trị doanh nghiệp, lợi ích của cổ đông.
Năm 2020: Chính thức đổi tên thành Tổng công ty Hoá chất và Dịch vụ Dầu khí và nhận diện thương hiệu đánh dấu giai đoạn phát triển mới của Tổng công ty.
Năm 2021: Năm đầu tiên thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021-2025, chiến lược phát triển đến năm 2035, định 2021 hướng đến năm 2045 với nhiều mục tiêu, kế hoạch và định hướng phát triển mới.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu PVC nhất?
Khối lượng cổ phiếu PVC đang được niêm yết trên sàn HNX là 50 triệu cổ phiếu.
Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu PVC nhất hiện nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 17.999.619 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 37,89%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu PVC thứ hai là Samarang Ucits - Samarang Asian Prosperity với tỷ lệ sở hữu 5% và tiếp theo là cổ đông Hoàng Trọng Dũng với tỷ lệ sở hữu là 0,4%.
Lịch sử giá cổ phiếu PVC qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu PVC
Giá cổ phiếu PVC nhanh chóng giảm cực mạnh trong vòng 7 tháng đầu tiên ngay khi vừa lên sàn HNX. Sau đó, giá cổ phiếu PVC tiếp tục chứng kiến nhiều sóng tăng-giảm khác nhau. Từ tháng 1/2021 đến nay, giá cổ phiếu PVC bắt đầu có xu hướng tăng.
Giá cổ phiếu PVC cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu PVC cao nhất là 44.830 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/11/2007 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu PVC thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu PVC thấp nhất là 4.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 01/04/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu PVC không?
Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí
Doanh thu thuần năm 2020 của PVC là 2.178 tỷ đồng, giảm 4% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 20,9 tỷ đồng, giảm 47%.
Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng kép của dịch Covid - 19 và giá dầu duy trì ở mức thấp, PVC đã rà soát toàn bộ danh mục đầu tư và xác định tập trung triển khai đầu tư mua sắm các trang thiết bị thực sự cần thiết, nghiên cứu các dự án có tính khả thi, hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh. Năm 2020 PVC chỉ thực hiện đầu tư sửa chữa trụ sở tại tầng 6 - 167 Trung Kính, Hà Nội và mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh với tổng mức đầu tư 4,04 tỷ đồng, đạt 13% Kế hoạch. Ngoài ra, PVC đã hoàn thành việc chuyển nhượng hồ sơ, tài liệu Dự án đầu tư Mỏ Lèn Kẻ Bút 3 tại Tân Kỳ - Nghệ An cho đối tác.
Trong 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần của PVC là 1.113 tỷ đồng, tăng 15,24% so với cùng kỳ năm 2020 và lợi nhuận sau thuế đạt 7,7 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu PVC?
Sàn HNX hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu PVC tại ngày 30/11/2021 là 13.600 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.360.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của PVC
Trong thời gian sắp tới, PVC dự định nghiên cứu sản xuất các dòng sản phẩm mới có hiệu quả kinh tế làm nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài; Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các hoá chất thay thế còn lại trong hệ dung dịch khoan bản quyền của PVC; Nghiên cứu phát triển sản xuất các loại sản phẩm Xi măng mới phục vụ trong ngành dầu khí và các ngành công nghiệp khác.
Nghiên cứu đầu tư/hợp tác đầu tư các dự án phù hợp với định hướng phát triển của PVC như: Hợp tác liên doanh/liên kết với các đối tác trong và ngoài nước có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực hóa chất/hóa dầu/dầu khí để cùng nghiên cứu hợp tác đầu tư các dự án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/PVC có thế mạnh.
Hợp tác cùng Tổng công ty PVFCCo hoàn thiện Báo cáo cơ hội đầu tư Nhà máy sản xuất Oxy già; Hợp tác với đối tác nước ngoài để triển khai Dự án sản xuất PET chip tái chế từ chai nhựa Pet phế liệu; Dự án sản xuất khí công nghiệp từ nguồn nhiệt lạnh dự án LNG Thị Vải; Nghiên cứu dự án sản xuất Ethyl Acetate/Butyl Acetate từ nguồn Ethanol của các nhà máy Nhiên liệu sinh học của Tập đoàn; Triển khai nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy sản xuất xút clo và các sản phẩm phụ tại Việt Nam; Nghiên cứu cơ hội dự án sản xuất dung môi từ nguồn Condensate trong nước trên cơ sở hoán cải/nâng cấp công nghệ hiện hữu của Nhà máy PV Oil Phú Mỹ;…