Chủ nhật, 24/11/2024, 12:25 PM
Đầu tư   •   Thứ bảy, 27/11/2021, 16:26 PM  •  27/11/2021, 16:26

Lịch sử giá cổ phiếu MSB và những thông tin cần biết

Kể từ khi lên sàn, giá cổ phiếu MSB nhìn chung có xu hướng tăng đều qua từng tháng. Dù vậy, gần đây giá cổ phiếu MSB tăng khá chậm.

Lịch sử giá cổ phiếu MSB và những thông tin cần biết

Cổ phiếu MSB là của công ty nào?

Cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Thông tin khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.

Tên tiếng Anh: VietNam Maritime Commercial Joint Stock Bank.

Tên giao dịch: MSB.

Tên viết tắt: MSB.

Ngân hàng hoạt động theo Giấy phép thành lập số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cũng là Ngân hàng TMCP được cấp giấy phép thành lập đầu tiên tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0200124891 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 01/07/2005(chuyển từ GCN ĐKKD số 055501, do Trọng tài kinh tế (nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư) thành phố Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992); đăng ký thay đổi lần thứ 23 ngày 01/04/2020.

Vốn điều lệ: 11.750.000.000.000 đồng.

Mã cổ phiếu: MSB.

Trụ sở chính: Số 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng,Quận Đống Đa, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (024) 3771 8989.

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng.

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1991: Chính thức thành lập tại TP. Hải Phòng với số vốn ban đầu 40 tỷ đồng và một số chi nhánh tại 4 tỉnh thành lớn: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP. HCM.

Ngay sau khi thành lập, MSB là ngân hàng đầu tiên ứng dụng mạng máy tính LAN và WAN rút ngắn thời gian chuyển tền từ hàng tuần xuống còn vài phút. MSB cũng là NHTM đầu tên xin được giấy phép thanh toán quốc tế; Xây dựng phần mềm CoreBanking dùng dữ liệu tập trung đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2005: Chuyển trụ sở chính đến Thủ đô Hà Nội với 16 điểm giao dịch trên toàn quốc. Trong 4 năm (2005 – 2009), số phòng giao dịch MSB tăng lên gần gấp 7 lần với 100 điểm giao dịch và vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng.

Năm 2010: Ký kết với nhà tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới McKinsey, ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới; tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng; tăng số lượng phòng giao dịch lên 144 điểm.

Năm 2014: MSB được NHNN lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng triển khai Basel II.

Năm 2015: Nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông, MSB gia tăng quy mô và khẳng định vị thế trên thị trường tài chính, thuộc top 5 ngân hàng TMCP xét về mạng lưới và vốn điều lệ. Tổng tài sản đạt: 104.311 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt: 11.750 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu: 13.616 tỷ đồng. Hệ thống mạng lưới: 270 chi nhánh/phòng giao dịch.

Năm 2018: Là ngân hàng đầu tên tại Việt Nam liên kết tính năng M-QR cùng lúc với hai cổng thanh toán lớn nhất tại Việt Nam là VNPay và Payoo. Hoạt động kinh doanh năm 2018 đã đạt được những thành quả ấn tượng với lợi nhuận trước thuế tăng 540% so với lợi nhuận năm 2017 và vượt 460% so với chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra vào đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng mạnh gần 35%, tổng tài sản tăng 23% so với cuối năm 2017.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu MSB nhất?

Khối lượng cổ phiếu MSB đang được niêm yết là 1.175.000.000 cổ phiếu.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu MSB nhất với 93.050.283 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 6,09%. Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu MSB thứ hai là CTCP Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL với tỷ lệ sở hữu 4,1%. Tiếp theo là cổ đông CTCP May - Diêm Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu là 2,84%.

Lịch sử giá cổ phiếu MSB qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu MSB

Lịch sử giá cổ phiếu MSB. Nguồn đồ thị: TVSI

Kể từ khi được giao dịch trên sàn HoSE, nhìn chung giá cổ phiếu MSB có xu hướng tăng đều qua từng tháng. Dù vậy, gần đây giá cổ phiếu MSB tăng khá chậm.

Giá cổ phiếu MSB cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu MSB cao nhất là 28.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 24/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu MSB thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu MSB thấp nhất là 12.459 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/01/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu MSB không?

Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

Năm 2020, tổng tài sản của MSB tăng trưởng tốt so với năm 2019, với mức tăng 12,56%, bằng 103,94% kế hoạch. Đóng góp chính cho mức tăng trưởng này là do MSB tập trung tăng trưởng cho vay khách hàng, xử lý nợ xấu để nâng cao chất lượng tài sản, tăng trưởng tốt ở các tài sản sinh lời cũng như đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động. Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản hợp nhất của MSB ở mức 176.697 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2020, vốn chủ sở hữu của MSB tăng 2.011 tỷ đồng, tương đương 13,53% so với năm 2019. Mức tăng này có được là nhờ sự tăng trưởng đáng kể về lợi nhuận hợp nhất. Lợi nhuận chưa phân phối đạt hơn 4.775 tỷ, bằng hơn 40% vốn điều lệ. Tại thời điểm 31/12/2020, Ngân hàng cũng nắm giữ 100.522.811 cổ phiếu quỹ, chiếm 8,56% vốn điều lệ. Kết thúc năm 2020, vốn chủ sở hữu hợp nhất của MSB đạt mức 16.874 tỷ đồng.

Theo số liệu hợp nhất năm 2020, hoạt động tín dụng đã đem về 4.822 tỷ đồng thu nhập lãi thuần hợp nhất, tăng trưởng 57,49% so với 2019. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ hợp nhất đạt 820,67 tỷ đồng, tăng 57,14% so với năm 2019. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ, từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, từ góp vốn mua cổ phần, và từ hoạt động khác) trên tổng thu nhập đạt mức 33%.

MSB đã vượt kế hoạch với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 2.523 tỷ (kế hoạch là 1.439 tỷ). 

Thông tin từ phía MSB cho biết, tính đến hết tháng 10/2021, lãi trước thuế của MSB đạt hơn 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm. 

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu MSB?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu MSB tại ngày 24/11/2021 là 28.200 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 2.820.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của MSB

Lấy khách hàng làm trọng tâm, ưu tên trải nghiệm và nhu cầu khách hàng khi thiết kế sản phẩm/ dịch vụ hoặc quy trình phục vụ kháchhàng và quy trình nội bộ:

Xây dựng và phát triển sản phẩm, cung cấp các giải pháp tổng thể tư vấn cho khách hàng giúp khách hàng đạt được mục tiêu mong muốn;

Gia tăng chất lượng dịch vụ qua việc: Dần chuyển dịch sang phương thức giao dịch bằng kênh phi vật lý (Triển khai TTR và mua bán ngoại tệ online, giải ngân online, mở LC, phát hành GTE trên Internet Banking, triển khai công cụ hỗ trợ chứng từcó chứa chữ ký số, eKYC – Mở TK Online); Đơn giản hóa quytrình, thủ tục, cải thiện thời gian xử lý giao dịch;

Triển khai Virtual Account: Cho phép xác định chính xác khoản phải thu/người sử dụng dịch vụ trên báo cáo; Tài khoản tự chọn, dễ nhớ theo định danh người sử dụng dịch vụ; Không phụ thuộc vào hạ tầng, không tốn chi phí kết nối; Thu hộ tền mặt & chuyển khoản từ MSB và tất cả các ngân hàng khác.

Đảm bảo rằng luôn có sự cập nhật/hiểu biết tốt về các xu hướngchính hình thành thị trường, nhu cầu của khách hàng và các hànhđộng của đối thủ cạnh tranh;

Gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng các biện pháp tăng mức độ sử dụng sản phẩm của khách hàng; lập kế hoạch kinh doanh, thiết lập cơ chế kiểm soát kỷ luật, xây dựng công cụ quản lý bán hàng không chỉ trên nền tảng web mà còn trên mobile đảm bảo tính thuận tiện, sáng tạo và tiện dụng để tăng hiệu quả khai thác và quản trị danh mục khách hàng.

Số hóa mạnh mẽ: Số hóa hành trình vay không tài sản đảm bảo/có tài sản đảm bảo cho khách hàng hiện hữu và khách hàng mới; Sử dụng hạn mức qua kênh số hóa (Trade Loan, L/C, Bảo lãnh); Liên tục nâng cấp Internet Banking để tăng giao dịch tự phục vụ.

Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực và hiệu suất làm việc của CBNV, đặc biệt là đội ngũ bán hàng để đáp ứng tốt các tiêu chuẩn ngày càng cao của ngân hàng cũng như kháchhàng và thị trường.

Vũ Trang

FSC: Rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn ở mức cao

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chỉ báo tâm lý tăng lên gần vùng lạc quan quá mức hôm 28/5, dấu hiệu cho thấy rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn cao, theo FSC.

VN-Index "bay màu" gần 9,1 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
VN-Index giảm gần 9,1 điểm (tương đương 0,71%) xuống còn 1.272,6 điểm. Toàn sàn HoSE có 260 mã giảm so với 182 mã tăng và 61 mã đi ngang.

Cổ phiếu AAH giảm sàn sau 7 phiên tăng trần

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:34 AM
Thị giá cổ phiếu AAH đã tăng trần một mạch từ ngày 8/5 đến 15/5, rồi giảm sàn xuống mức 5.900 đồng trong ngày 16/5.

Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục lên ngưỡng 1.250 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:03 AM
TPB dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250, song BSC nhận định áp lực chốt lãi có thể xuất hiện ở ngưỡng này.

VN-Index giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:58 PM
Kết phiên giao dịch 26/4, chỉ số VN-Index tăng 4,55 điểm, giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ.