Lịch sử giá cổ phiếu CVT và những thông tin cần biết
Cổ phiếu CVT là của công ty nào?
Cổ phiếu CVT là của Công ty Cổ phần CMC, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần CMC
Vốn điều lệ: 366.908.870.000 đồng
Địa chỉ: Lô BI0.B11- Khu công nghiệp Thụy Vân - Xã Thụy Vân - Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
Số điện thoại: 02103 991 706
Số fax: 02103 991 800
Website: www.cmctilexom.vn
Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty cổ phần CMC là nhà máy bê tông Việt Trì, được thành lập năm 1958 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Nhà máy được nước Cộng hoà Bungary tài trợ và sản phẩm chính của nhà máy trong thời gian này là các cấu kiện bê tông tấm lóp phục vụ cho thi công các loại nhà lắp ghép dân dụng và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Ban đầu trong quá trình thi công xây dụng, nhà máy trực thuộc sự quản lý, chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, song chỉ sau một thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng và tiếp nhận một số máy móc từ Bungary, quá trình thực hiện dự án nhà máy bê tông Việt Trì bị gián đoạn bởi chiến tranh.
Năm 1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển nhà máy Bê tông Việt Trì về trực thuộc Công ty kiến trúc Việt Trì (thuộc Bộ Xây dựng) và mang tên Xí nghiệp Bê tông Việt Trì với số vốn đầu tư ban đầu là 3.160.285 đồng trong đó vốn cố định là 1.120.082 đồng. Xí nghiệp chuyên về sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn loại nhỏ như cột điện bê tông ly tâm, ống cống.
Năm 1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt xây dựng Nhà máy Apatit Lào Cai trực thuộc Bộ Xây dựng và đổi tên Công ty kiến trúc Việt Trì thành Tổng công ty xây dựng Vĩnh Phú - Hoàng Liên Sơn. Trụ sở của Tổng công ty đặt tại Thị trấn Tằng Loỏng- Huyện Bảo thắng - Tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Năm 1991, Tổng công ty chuyển trụ sở về thành phố Việt Trì và đổi tên thành Tổng công ty xây dựng Sông Hồng.
Theo Nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 và Nghị định số 156/HĐBT ngày 7/5/1992 ra quy chế và tổ chức lại thành lập và giải thể các doanh nghiệp Nhà nước. Xí nghiệp Bê tông Việt Trì đã được thành lập lại theo Quyết định số 126A/Bộ Xây dựng với nội dung đổi tên Xí nghiệp Bê tông Việt Trì thành Công ty Công nghiệp bê tông và Vật liệu xây dựng.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới các Doanh nghiệp của Nhà nước Công ty Công nghiệp bê tông và Vật liệu xây dựng được tiến hành cổ phần hoá từ cuối năm 2005 và chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần CMC theo quyết định sổ 489/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Năm 1996, đầu tư 2 dây chuyền sần xuất gạch Ceramic công nghệ Italia với tổng công suất 2.000.000 m2/năm.
Năm 1998, đầu tư xây dựng mở rộng 02 dây chuyền sản xuất gạch Ceramic công nghệ Italia có công suất 3.000.000 m2/năm.
Tháng 9 năm 2010, Công ty triển khai theo nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên 2010 về việc đầu tư xây dựng Nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn 1) tại khu công nghiệp Thụy vân Thành phố Việt trì với công suất là 5 triệu m2/năm. Đến tháng 8 năm 2012 đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
Tháng 1 năm 2015, Công ty triển khai theo nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên 2014 về việc đầu tư xây dựng Nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn 2) tại khu công nghiệp Thụy vân Thành phố Việt trì với công suất giai đoạn 2 là 4 triệu m2/năm. Nâng công suất Nhà máy gạch CMC số 2 lên 9 triệu m2/năm. Đến tháng 10 năm 2015 đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
Tháng 12 năm 2016, Công ty triển khai theo nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên 2016 về việc đầu tư xây dựng Nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn 3) tại khu công nghiệp Thụy vân Thành phố Việt trì với sản phẩm Gạch Granite thấm inuối tan và gạch Granite men Vi tinh có công suất là 3 triệu m2/năm. Đến tháng 12 năm 2017 đã hoàn thành và đi vào hoạt động, nâng tổng công suất toàn Công ty lên 17 triệu m2/năm.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu CVT nhất?
Số lượng cổ phiếu CVT đang được niêm yết trên sàn giao dịch là: 36.690.887 cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai hiện đang nắm giữ nhiều cổ phiếu CVT nhất với 18.761.964 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 51,14%. Xếp sau là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam với 3.791.424 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 10,33%.
Lịch sử giá cổ phiếu CVT qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu CVT
Giá cổ phiếu CVT ghi nhận xu hướng đi ngang trong thời gian dài trước khi tăng rất mạnh từ năm 2014 và đạt đỉnh vào năm 2017. Sau đó, giá cổ phiếu CVT điều chỉnh sâu đến năm 2020 mới bật lên. Từ đó, giá cổ phiếu CVT tăng rất mạnh và liên tục phá đỉnh.
Giá cổ phiếu CVT thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu CVT thấp nhất là 1.080 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/11/2009 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu CVT cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu CVT cao nhất là 51.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 03/12/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu CVT không?
Tình hình kinh doanh của CVT
Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CVT lần lượt ở mức 1.443 tỷ đồng và 94 tỷ đồng, tăng 10,4% và giảm 22% so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu CVT?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu CVT tại ngày 08/04/2022 là 47.300 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 4.730.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của CVT
Xây dựng Công ty cổ phần CMC trở thành một trong nhũng đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam với sản phẩm đa dạng hóa từ gạch Ceramic đến gạch Granite công nghệ Thấm muối tan, ngói lợp, phụ kiện ngói…
Áp dụng công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào sản xuất gạch ốp lát, vật liệu xây dựng.
Xây dựng thương hiệu mạnh, mục tiêu trong những năm tiếp theo là xuất khẩu sản phẩm đạt từ 5 -10%.