Lịch sử giá cổ phiếu AAT và những thông tin cần biết
Cổ phiếu AAT là của công ty nào?
Cổ phiếu AAT của Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa được giao dịch trên sàn HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa
Tên công ty: Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa
Tên giao dịch quốc tế: Tien Son Thanh Hoa Joint Stock Company
Mã chứng khoán: AAT
Trụ sở chính: Số 09, Khu công nghiệp Bắc Sơn Bỉm Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 2800222245 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày 22/07/1995, thay đổi lần thứ 14 ngày 04/05/2017
Vốn điều lệ: 348.000.000.000 đồng
Số điện thoại: (84- 237) 3770 304
Số fax: (84-237) 3772 064
Email: congtytiensonth@gmail.com
Website: http://tiensonaus.com/
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1995: Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hóa - tiền thân của Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa - được thành lập với hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ như mua xi măng thu vét, sắt thép phế liệu, nhựa phế thải và sản xuất gạch blốc tiêu thụ trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, doanh thu những năm đầu 70 triệu đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước 1,5 triệu đồng/năm.
Năm 2000: Công ty xây dựng xưởng xén, kẻ giấy và đóng sách vở học sinh, đã thu hút thêm 20 lao động làm việc. Mua phương tiện vận tải, mở rộng thêm ngành nghề dịch vụ vận tải và bốc dỡ hàng hóa, thị trường mở rộng ra toàn quốc, số lao động tăng lên 55 người.
Năm 2002: Công ty đầu tư cơ sở vật chất, tuyển dụng lao động, đào tạo công nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
Tháng 6/2004: Nhà máy sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu được xây dựng hoàn chỉnh, với vốn đầu tư 15 tỷ đồng, đi vào hoạt động hiệu quả, đạt 130.000 – 150.000 sản phẩm mỗi năm. Giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 1.000.000USD/năm. Các ngành nghề kinh doanh khác cũng được mở rộng.
Năm 2006: Công ty mua lại Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa của Tổng công ty May 40 Hà Nội, diện tích 4,5ha, bước đầu chỉ có 210 lao động, sau đó tăng lên hơn 500 lao động.
Tháng 7/2007: Công ty đầu tư thêm xí nghiệp may xuất khẩu Kim Tân tại thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa với vốn đầu tư 5 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho hơn 200 lao động.
Năm 2008: Xây dựng giai đoạn II Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà tại thị xã Bỉm Sơn vốn đầu tư 50,2 tỷ đồng đủ chỗ làm việc cho 1.500 lao động.
Năm 2009: Công ty tiếp tục đầu tư Nhà máy may Xuất khẩu Nga Sơn tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, vốn đầu tư 120 tỷ đồng, diện tích 3,5 ha, đủ chỗ làm việc cho 3.000 lao động.
Năm 2010: Công ty tham gia mua cổ phần của Công ty LD may xuất khẩu Việt Thanh, nay là Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại và Đầu tư Việt Thanh tại Thành phố Thanh Hóa, hiện tại với hai nhà máy đủ chỗ làm việc cho 1.200 lao động.
Năm 2011: Công ty đầu tư Nhà máy may xuất khẩu Yên Định, diện tích hơn 3,1 ha, với vốn đầu tư 120 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho 3.000 lao động.
Năm 2014: Công ty đầu tư xây dựng Nhà máy may Xuất khẩu Thọ Xuân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa diện tích 3,8 ha, vốn đầu tư 150 tỷ đồng đủ chỗ làm việc cho 3.000 lao động. Ngày 10/3/2014, Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, lấy tên là Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa, với vốn điều lệ là 348 tỷ đồng.
Năm 2016: Công ty đầu tư xây dựng Nhà máy may xuất khẩu Như Thanh tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa với diện tích 8,2 ha, tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho 3.000 lao động.
Năm 2018: Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy may xuất khẩu Triệu Sơn tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa với diện tích 3,6 ha, tổng vốn đầu tư 166 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho 3.000 lao động.
Năm 2019: Công ty đang tiến hành làm thủ tục đầu tư xây dựng nhà máy may xuất khẩu thứ 10 tại xã Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho 3.000 lao động.
Ai là cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu AAT nhất?
Khối lượng cổ phiếu AAT đang được niêm yết trên sàn HoSE là 63.801.489 cổ phiếu.
Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu AAT nhất hiện nay là ông Trịnh Xuân Lâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị - với 3.435.000 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 5,38%. Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu AAT thứ hai là ông Trịnh Xuân Lượng - Tổng giám đốc - với tỷ lệ sở hữu 1,57% và tiếp theo là ông Lê Đăng Thuyết - Phó tổng giám đốc - với tỷ lệ sở hữu 0,78%.
Lịch sử giá cổ phiếu AAT qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu AAT
Giá cổ phiếu AAT đã trải qua nhiều biến động kể từ khi được giao dịch trên sàn chứng khoán. Nhìn chung, giá cổ phiếu AAT giữ xu hướng tăng từ 15/07/2021 đến 12/11/2021 sau đó giữ xu hướng giảm cho đến nay.
Giá cổ phiếu AAT cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu AAT cao nhất là 21.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 12/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu AAT thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu AAT thấp nhất là 9.400 đồng/cổ phiếu vào ngày 29/03/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu AAT hay không?
Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa
Trong năm 2020, Công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa đạt doanh thu 287,09 tỷ đồng, giảm 3,13% so với doanh thu năm 2019. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế năm 2020 của Công ty đạt 14,03 tỷ đồng, giảm 33,6% so với lợi nhuận sau thuế năm 2019.
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của AAT đạt 473 tỷ đồng và 28,3 tỷ đồng, tăng lần lượt 65% và 102% so với kết quả kinh doanh năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu AAT?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu AAT tại ngày 18/02/2022 là 13.550 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.355.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của AAT
Đối với ngành may xuất khẩu, khai thác triệt để lợi thế của các hiệp định thương mại tự do, tìm kiếm đối tác có tiềm năng để mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU để tăng tỷ trọng doanh thu. Đối với các thị trường truyền thống khai thác các mặt hàng gia công có giá trị cao, số lượng lớn, tiếp tục đầu tư về công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Đối với ngành nông sản cần phát huy những lợi thế đang có phát triển thêm các kênh phân phối, tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư với nước ngoài để mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng tỷ trọng doanh thu. Về lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà xưởng để cho thuê, tiếp tục tìm kiếm quỹ đất để đầu tư xây dựng cụm công nghiệp, đầu tư thêm nhà máy để đón các nhà đầu tư nước ngoài theo hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam
Cùng với đó, đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng với thời đại 4.0, phấn đấu tự động hóa tất cả các quá trình may mặc tới 50% - 60%, quy trình quản lý sản xuất tinh gọn để đạt được tăng trưởng đột phá về năng suất lao động. Chuyển dần từ may gia công trực tiếp sang hình thức sản xuất toàn bộ các sản phẩm và giao sản phẩm FOB tại các cảng cho các hãng thời trang Quốc tế đặt hàng để tăng doanh thu và lợi nhuận.