Lịch sử giá cổ phiếu VEC và những thông tin cần biết
Cổ phiếu VEC là của công ty nào?
Cổ phiếu VEC được phát hành bởi Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM.
Thông tin khái quát về Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam
Tên giao dịch: Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam
Tên tiếng Anh: VIETTRONICS CORPORATION
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0103016007 mã số doanh nghiệp 0100103351
Vốn điều lệ: 438.000.000.000 đồng
Địa chỉ: Số 15 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 84-(4) 38 256 404 Fax: 84-(4) 38 264 786
Người công bố thông tin: Ông Vũ Hải Vĩnh - Phó Tổng giám đốc
Email: info@veic.com.vn
Website: http://www.veic.com.vn
Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Tổng công ty là Phòng Nghiên cứu Ðiện tử thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim (nay là Bộ Công nghiệp), được thành lập tháng 10/1970, với gần 200 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật ngành điện tử tốt nghiệp các trường đại học trong nước và nước ngoài.
Năm 1980 trên cơ sở các xí nghiệp Ðiện tử của Bộ Cơ khí Luyện kim trong cả nước, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập Liên hiệp các xí nghiệp điện tử trực thuộc Bộ Cơ khí Luyện kim. Liên hiệp có trụ sở tại TP. HCM.
Từ năm 1980 tới 1984, Liên hiệp các xí nghiệp Ðiện tử đã củng cố tổ chức, ổn định sản xuất và đặt nền móng cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Sản phẩm nghe nhìn thương hiệu Viettronics của các xí nghiệp thành viên đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong cả nước và được nước ngoài biết đến.
Năm 1988 trên cơ sở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã quyết định thành lập Liên hiệp Ðiện tử Tin học Việt Nam trực thuộc Bộ Cơ khí Luyện kim (sau đó là Bộ Công nghiệp Nặng).
Ngày 27/10/1995, Tổng công ty Ðiện tử và Tin học Việt Nam đã được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90 trên cơ sở Liên hiệp Ðiện tử Tin học Việt Nam trực thuộc Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nặng (nay là Bộ Công nghiệp).
Tháng 5/2004, Thủ Tướng Chính Phủ đã ký quyết định cho phép tiến hành Cổ phần hoá thí điểm 5 doanh nghiệp nhà nước ở mức Tổng công ty trong đó có Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt nam. Ngay sau đó đề án Cổ phần hoá đã được gấp rút xây dựng để trình Chính phủ. Đề án này đã được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 07/01/2005.
Ngày 21/11/2006, tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM, Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam đã thực hiện thành công phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu tiên ra bên ngoài.
Ngày 03/02/2007, Đại hội đồng Cổ đông lần thứ nhất, đồng thời là đại hội đồng cổ đông thành lập Tổng Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam đã được tổ chức thành công.
Ngày 01/03/2007, Tổng công ty cổ phần Điện tử và tin học Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với giấy phép kinh doanh và con dấu mới.
Ngày 25/08/2013, Đại hội Cổ đông Tổng công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam đã nhất trí thông qua thay đổi tên giao dịch tiếng Anh của Tổng công ty là VIETTRONICS CORPORATION.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu VEC nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 43.800.000 cổ phiếu.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu VEC nhất với 38.529.750 cổ phiếu, tương đương 87,97% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu VEC qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu VEC
Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu VEC đã duy trì xu hướng đi ngang trước khi bất ngờ tăng mạnh vào tháng 6/2019. Sau đó, giá cổ phiếu VEC đảo chiều. Từ tháng 8/2020, giá cổ phiếu VEC bắt đầu chu kỳ tăng mới và đã thiết lập đỉnh mới.
Giá cổ phiếu VEC cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu VEC cao nhất là 21.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 06/01/2022 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu VEC thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu VEC thấp nhất là 4.150 đồng/cổ phiếu vào ngày 24/10/2018 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu VEC?
Tình hình kinh doanh của VEC
Trong năm 2020, doanh thu của tổng công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt được 677,12 tỷ đồng, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm 2019 (795,68 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt mức 7,95 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm trước (13,87 tỷ đồng)
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VEC lần lượt ở mức 627 tỷ đồng và 1,1 tỷ đồng, tiếp tục suy giảm so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu VEC?
Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu VEC tại ngày 27/04/2022 là 18.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.800.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của VEC
Đặt mục tiêu kinh doanh có lãi, mang lại doanh thu, lợi nhuận cao cho cổ đông Tổng công ty; Đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực Năng lượng & Công nghiệp, Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Điện tử dân dụng, Cơ điện tòa nhà và Điện tử y tế; Sản xuất kinh doanh các sản phẩm của Tổng công ty có lợi thế. Thiết lập hệ thống phân phối, bán hàng, thương mại điện tử.