Lịch sử giá cổ phiếu TMS và những thông tin cần biết
Cổ phiếu TMS là của công ty nào?
Cổ phiếu TMS là của Công ty Cổ phần Transimex, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Transimex
Vốn điều lệ: 708.221.610.000 đồng
Địa chỉ trụ sở chính: 172 (lầu 9-10) Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam.
Tel: (84-28) 2220 2888 (16 lines)
Fax: (84-28) 2220 2889
Email: info@transimex.com.vn
Website: www.transimex.com.vn
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1993: Thành lập Công ty Kho vận Giao nhận Ngoại thương, là tiền thân của Công ty Cổ phần Transimex (“Transimex”), trụ sở tại 172 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q. 1, TP. HCM, Việt Nam.
Năm 1997: Thành lập Cảng ICD Transimex tại Phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức, Việt Nam.
Năm 2000: Tháng 1, Transimex chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần theo QĐ số 989/QĐ-TTg, ngày 26/10/1999 của Thủ Tướng Chính phủ. Tháng 3, Thành lập Chi nhánh tại Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Phòng. Tháng 8, Niêm yết 2.200.000 Cổ phiếu của Transimex (Mã CK: TMS) tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP. HCM.
Năm 2009: Tháng 3, Thành lập Công ty TNHH MTV Vận tải Giao nhận Ngoại thương (TMS Trans). Tháng 4, Tòa nhà TMS|BUILDING tại 172 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, TP. HCM chính thức đi vào hoạt động.
Năm 2012: Tháng 4, Ký kết “Thỏa thuận liên kết hợp tác kinh doanh - Hợp tác chiến lược” với Công ty Cổ phần Vinafreight. Tháng 11, Đổi tên Công ty thành Công ty Cổ Phần Transimex-Saigon.
Năm 2013: Tháng 4, Khai trương Trung Tâm Phân Phối Transimex tại KCN Sóng Thần 2, Tỉnh Bình Dương Tháng 8, Được chỉ định là Tổng Đại lý cho Hãng tàu Dongjin (Hàn Quốc).
Năm 2015: Khai trương Trung tâm Logistics Transimex Đà Nẵng tại KCN Hòa Cầm, Đà Nẵng.
Năm 2016: Tháng 3, trở thành cổ đông chiến lược của Cholimex (mã chứng khoán: CLX). Khai trương Trung Tâm Logistics Transimex Khu Công Nghệ Cao tại TP. HCM. Tháng 4, Đổi tên Công ty thành Công ty Cổ Phần Transimex.
Năm 2018: Thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Logistics Thăng Long với 5 Cổ đông chính: Công ty Cổ phần Transimex, Công ty Cổ phần Vinafreight, Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải và Ngoại thương, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Đầu tư Chợ lớn và Công ty TNHH TM&VT Tuấn Mạnh. Tháng 10, Khai trương Trung tâm Logistics Thăng Long tại Hưng Yên.
Năm 2019: Hợp tác đầu tư xây dựng Cảng Mipec tại Hải Phòng. Cảng Mipec có quy mô 26ha, với 380m cầu cảng, 02 cần cẩu Quay Crane chuyên dụng, 01 cần cẩu Liebherr đa năng, 04 cẩu khung RTG. Công suất: có thể tiếp nhận 14 tàu container/tuần và xử lý 1 triệu TEU/năm. Ngày 05/12, ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty Cổ phần Transimex với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) và Công ty Cổ phần Vinafreight để thành lập Công ty Cổ phần Logistics Vĩnh Lộc và đầu tư xây dựng Trung tâm Logistics Vĩnh Lộc. Dự án này được xây dựng trên diện tích 6 ha đất, bao gồm 70.000 m 2 kho tổng hợp và kho lạnh - mát, tương đương 130.000 vị trí pallets.
Năm 2020: Thay đổi logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới với slogan: “Simply Better”.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu TMS nhất?
Công ty Cổ phần Logistics Quốc tế Ryobi Việt Nam hiện đang nắm giữ nhiều cổ phiếu TMS nhất với tỷ lệ sở hữu 15,85%. Xếp sau là Thành viên HĐQT Bùi Minh Tuấn với tỷ lệ sở hữu 14,49%. Theo sau là Công ty Cổ phần Prosper Logistics với tỷ lệ sở hữu 13%, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải với tỷ lệ sở hữu 7,55%, Công ty Cổ phần Đầu tư Vina với tỷ lệ sở hữu 6,25%, Công ty Cổ phần Đầu Tư New Asia với tỷ lệ sở hữu 6,11%, Asia Holding Private Limited với tỷ lệ sở hữu 5,44%.
Lịch sử giá cổ phiếu TMS qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu TMS
Từ khi lên sàn HoSE, giá cổ phiếu TMS biến động khá sôi động. Từ giữa tháng 6 năm 2001 đến giữa tháng 12 năm 2018 chứng kiến nhiều sóng tăng giảm đan xen trong đó có những quãng biến động với biên độ rất mạnh. Kể từ tháng 4/2020, giá cổ phiếu TMS tăng phi mã, cho đến nay đã tăng gấp 5 lần.
Giá cổ phiếu TMS thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TMS thấp nhất là 2.410 đồng/cổ phiếu vào ngày 04/08/2000 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu TMS cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TMS cao nhất là 97.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 22/03/2022 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu TMS không?
Tình hình kinh doanh của TMS
Năm 2021, doanh thu thuần của TMS đạt 6.429 tỷ đồng tăng 88% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 683 tỷ đồng, tăng 112% so với năm 2020 và là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu TMS?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu TMS tại ngày 22/03/2022 là 97.600 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 9.760.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của TMS
Tiếp tục phát triển kinh doanh tại Trung tâm Logistics Thăng Long, thực hiện đầu tư giai đoạn 2 của Trung tâm Logistics Thăng Long.
Tập trung phát triển kinh doanh và tái cơ cấu cả về dịch vụ - tổ chức nhân sự tại các công ty mà Transimex đang là cổ đông chi phối tại khu vực Hải Phòng như Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại (TJC), Công ty Cổ phần Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (MAC).
Tập trung tham gia thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Logistics Vinatrans Đà Nẵng cũng như chuẩn bị cho việc khai thác dịch vụ sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.
Tiếp tục hợp tác và phối hợp có hiệu quả với các Công ty liên doanh, liên kết, Công ty con như Công ty Cổ phần Vinafreight, Công ty Liên doanh TNHH Nippon Express (Việt Nam)... nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics tổng thể nói chung.
Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại Trung tâm Logistics Khu công nghệ cao, phát triển các loại hình dịch vụ mới, mặt hàng mới nhằm bổ sung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng dịch vụ.
Phối hợp với các đối tác tìm khách hàng cho Cảng MIPEC Hải Phòng.
Tiếp tục phối hợp với các đối tác chiến lược để thực hiện dự án đầu tư Trung tâm Logistics Vĩnh Lộc.
Tham gia đấu thầu thành công những dự án cung cấp dịch vụ Logistics tổng thể có quy mô lớn cho những khách hàng lớn toàn cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty trong tập đoàn.
Đưa vào sử dụng có hiệu quả các công trình phát điện mặt trời đã đầu tư tại Trung tâm Logistics Khu công nghệ cao và Cảng ICD Transimex, tiếp tục nghiên cứu áp dụng tại các Trung tâm Logistics khác trong tập đoàn nhằm tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường.
Nâng cao hiệu quả loại hình cung cấp dịch vụ Logistics theo hợp đồng cho những khách hàng có sản lượng lớn, đa dạng; mở rộng trên phạm vi cả nước về độ phủ cung cấp dịch vụ Logistics nói chung.
Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mang tính lâu dài, luôn xem con người là yếu tố quan trọng bậc nhất trong phát triển doanh nghiệp. Có kế hoạch cụ thể về tổ chức mô hình đào tạo cập nhật về nghiệp vụ chuyên môn tại doanh nghiệp và gửi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo có uy tín. Tổ chức thường xuyên, có chọn lọc về chủ đề nghiệp vụ thông qua hình thức các buổi thảo luận trong nội bộ tập đoàn về trao đổi nghiệp vụ nâng cao năng suất lao động chung trong cả tập đoàn, tạo ra một tiêu chuẩn về dịch vụ tiên tiến mang thương hiệu TRANSIMEX.
Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tăng cường công tác marketing, quảng bá thương hiệu, phối hợp tốt trong nhóm các Công ty liên kết, liên doanh, Công ty con nhằm phát triển kinh doanh có hiệu quả, giữ vững vị trí là TOP 10 các Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics, TOP 500 Doanh nghiệp lớn Việt Nam.
Phát huy công tác quảng bá thương hiệu sau khi đã thực hiện thành công việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới TRANSIMEX – SIMPLY BETTER.