Lịch sử giá cổ phiếu TDN và những thông tin cần biết
Cổ phiếu TDN là của công ty nào?
Cổ phiếu TDN được phát hành bởi Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán HNX.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin
Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin - Deonai Coal Joint Stock Company
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 5700101299
Vốn điều lệ: 294.390.970.000 đồng
Địa chỉ: phường Cẩm Tây, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: +84-(33) 3864 251 - Fax: +84-(33) 3863 942
Email: tungbachdn@gmai.com
Website: http://www.deonai.com
Lịch sử hình thành và phát triển
Do yêu cầu của ngành than cần phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nên ngày 01/8/1960, Bộ Công nghiệp Nặng ra Quyết định giải thể Xí nghiệp Than Cẩm Phả để thành lập các mỏ than mới, trong đó có mỏ than Đèo Nai (nay là Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - TKV).
Ngày 30/06/1993, Bộ trưởng Bộ Năng lượng ra Quyết định số 414 NL/TCCBLĐ về việc thành lập lại Mỏ Than Đèo Nai, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Than Cẩm Phả.
Ngày 17/9/1996, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 2601 QĐ/TCCB thành lập doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập: Mỏ Than Đèo Nai.
Ngày 01/10/2001, HĐQT Tổng Công ty Than Việt Nam ra Quyết định số 405/QĐ-HĐQT chính thức đổi tên Mỏ Than Đèo Nai thành Công ty Than Đèo Nai – Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Than Việt Nam.
Theo Quyết định số 1968/QĐ-BCN ngày 27/7/2006 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Than Đèo Nai thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành Công ty Cổ phần Than Đèo Nai, Công ty Than Đèo Nai chính thức đi vào hoạt động theo Mô hình Công ty Cổ phần kể từ ngày 01/01/2007 với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - TKV.
Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm cổ phần hóa là 80.000.000.000 đồng, trong đó phần vốn Nhà nước (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) nắm giữ 51%, cổ đông trong Công ty nắm giữ 29% và phần còn lại 20% do các cổ đông ngoài Công ty nắm giữ.
Ngày 21/11/2008, cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán TDN.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu TDN nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 29.439.097 cổ phiếu.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là tổ chức đang nắm giữ nhiều cổ phiếu TDN nhất với 19.135.414 cổ phiếu, tương đương 65% cổ phần công ty. Xếp sau là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh với khối lượng 1.180.024 cổ phiếu, tương đương 4,01% cổ phần công ty. Cổ đông Vũ Thị Hương nắm giữ 27.784 cổ phần công ty, tương đương 0,09% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu TDN qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu TDN
Sau khi lên sàn, giá cổ phiếu TDN đã duy trì xu hướng tăng với tốc độ chậm trong thời gian dài trước khi dần tăng tốc vào năm 2020. Giá cổ phiếu TDN đã đạt đỉnh vào tháng 9/2021 rồi đảo chiều giảm cho đến nay.
Giá cổ phiếu TDN cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TDN cao nhất là 19.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 16/09/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu TDN thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TDN thấp nhất là 1.400 đồng/cổ phiếu vào ngày 13/01/2012 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu TDN?
Tình hình kinh doanh của TDN
Trong năm 2020, doanh thu của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt mức 3.014,96 tỷ đồng, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước (đạt 3.450,1 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh 55,5%, đạt 44,87 tỷ đồng.
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của TDN lần lượt ở mức 3.214 tỷ đồng và 45,4 tỷ đồng, tăng 6,6% và 1,2% so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu TDN?
Sàn HNX hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu TDN tại ngày 07/02/2022 là 12.700 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.270.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của TDN
Giữ ổn định sản xuất và tiêu thụ, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí. Giữ vững công tác an toàn - an ninh trong sản xuất.
Tập trung giữ ổn định sản xuất theo kế hoạch dài hạn do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phê duyệt.
Có các chính sách đãi ngộ thoả đáng để thu hút nhân tài, đầu tư lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho sau này.
Công ty có thể sẽ bổ sung vốn kinh doanh từ một số nguồn vay tín dụng các ngân hàng thương mại, huy động vốn nhàn rỗi từ người lao động trong Công ty hoặc phát hành thêm cổ phiếu theo Điều lệ Công ty để phát triển.