Lịch sử giá cổ phiếu PHR và những thông tin cần biết
Cổ phiếu PHR là của công ty nào?
Cổ phiếu PHR của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa được giao dịch trên sàn HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3700147532
Vốn điều lệ: 1.354.991.980.000 đồng
Tên viết tắt: Phuruco Victober PHR
Trụ sở : Xã Phước Hòa, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 84 0274 3 657106
Fax: 84 0274 3657110
Website: www.phr.vn
Email: phuochoarubber@phr.vn
Mã số cổ phiếu: PHR
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1982: Tiền thân của Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Công ty Cao su Phước Hòa chính thức được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ-TCCS của Tổng cục Cao su Việt Nam về việc chuyển đổi Nông trường Quốc doanh Cao su Phước Hòa thành Công ty Cao su Phước Hòa.
Năm 1993: Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo quyết định số 142NNVQD ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Năm 1993: Công ty Cao su Phước Hòa hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100966 do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Sông Bé cấp và thay đổi lần thứ hai vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp
Năm 2007: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quyết định số 399/QĐ-BNN-ĐMDN về việc tiến hành cổ phần hóa Công ty cao su Phước Hòa theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 50% vốn điều lệ.
Năm 2008: Công ty cao su Phước Hòa tiến hành Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần cao su Phước Hòa. Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM ban hành quyết định số 87/QĐ-SGDHCM về việc niêm yết cổ phiếu công ty cổ phần cao su Phước Hòa tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM với mã chứng khoán là PHR.
Năm 2009: Công ty cổ phần cao su Phước Hòa chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu PHR nhất?
Khối lượng cổ phiếu PHR đang được niêm yết trên sàn HoSE là 135.499.189 cổ phiếu.
Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu PHR nhất hiện nay là VOF Investment Limited với 6.670.706 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 4,92. Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu PHR thứ hai là Asia Value Investment Limited với tỷ lệ sở hữu 4,82% và tiếp theo là Halley Sicav - Halley Asian Prosperity với tỷ lệ sở hữu 2,85%.
Lịch sử giá cổ phiếu PHR qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu PHR
Sau quãng thời gian dài có xu hướng đi ngang từ năm 2009 đến năm 2016, từ cuối năm 2016 - đầu năm 2017, giá cổ phiếu PHR bắt đầu tăng rõ rệt. Từ tháng 10/2021 đến nay, giá cổ phiếu PHR tăng mạnh. Nếu tính từ cuối năm 2016 đến nay, giá cổ phiếu PHR đã tăng gấp 10 lần.
Giá cổ phiếu PHR cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu PHR cao nhất là 82.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 12/01/2021 (tính theo giá điều chỉnh)
Giá cổ phiếu PHR thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu PHR thấp nhất là 6.190 đồng/cổ phiếu vào ngày 29/11/2011 (tính theo giá điều chỉnh)
Có nên mua cổ phiếu PHR hay không?
Tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa
Kết thúc năm 2022, tổng doanh thu thuần PHR đạt được 1.631,6 tỷ đồng, bằng 111,69% so với doanh thu thuần năm 2019. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của PHR tăng cao đạt 1.125 tỷ đồng, bằng 230,63% so với lợi nhuận thu được năm 2019.
Trong 9 tháng năm 2021, tổng doanh thu của PHR đạt 1.279,4 tỷ đồng, tăng 44,36% so với doanh thu 9 tháng năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của PHR đạt 340,2 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu PHR?
Sàn HoSE chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu PHR tại ngày 17/01/2022 là 77.700 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 7.770.000 đồng/lần mua.
ĐỊnh hướng phát triển của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa
Từng bước tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đầu tư theo hướng tăng dần tỷ trọng hạ tầng khu Công nghiệp- Đô thị- Dịch vụ; Nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất, kinh doanh cao su và giảm dần sự phụ thuộc các lĩnh vực không bền vững
Chủ động quy hoạch lại diện tích trồng cao su; tập trung nghiên cứu, phát triển trồng các giống cây có năng suất cao, trữ lượng gỗ, khả năng chống chịu bệnh tốt, đáp ứng việc chế biến nhiều chủng loại mủ cao su có giá trị gia tăng cao, tạo thế mạnh riêng cho công ty.
Trên cơ sở quỹ đất hiện có, Công ty sẽ xin ý kiến chỉ đạo về việc chuyển đổi đất theo lộ trình từ đất trồng cao su sang làm khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ và thực hiện các thủ tục, hồ sơ trình Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt chủ trương để thực hiện; giai đoạn 2020- 2025, Công ty tập trung hoàn thiện hồ sơ pháp lý để triển khai việc mở rộng Khu công nghiệp Tân Bình 1.055 ha giai đoạn 2; làm chủ đầu tư 2 khu Công nghiệp- Đô thị- Dịch vụ là Hội Nghĩa 715 ha; Bình Mỹ 1.002 ha và khu công nghiệp Tân Lập I 201,62 ha.