Lịch sử giá cổ phiếu TDM và những thông tin cần biết
Cổ phiếu TDM là của công ty nào?
Cổ phiếu TDM được phát hành bởi Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một
Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng
Địa chỉ: Số 13 Ngô Văn Trị - P.Phú Lợi - T.P Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (84.650) 384 2255 - Fax: (84.650) 384 1838
Email: contact@tdmwater.vn
Website: http://tdmwater.vn
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 08/03/2016, Công ty Cổ phần Nước Thủ Dầu Một được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là công ty đại chúng.
Ngày 21/03/2016, Công ty Cổ phần Nước Thủ Dầu Một được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán lần đầu với tổng số lượng chứng khoán là 30.000.000 cổ phiếu.
Ngày 01/04/2016, Công ty đã chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch UPCoM của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán TDM.
Tháng 04/2017, được sự chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Công ty đã thoái 26% vốn Nhà nước được đại diện bởi Công ty TNHH 1TV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương (nay là Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương với số lượng 7.800.000 cổ phiếu).
Tháng 07/2017, Công ty phát hành thành công thêm 30.259.482 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thực góp lên hơn 650 tỷ đồng.
Tháng 12/2017, Công ty phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động và phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ từ 650 tỷ đồng lên thành 812 tỷ đồng hoàn thành và báo cáo kết quả phát hành ngày 15/01/2018.
Tháng 10/2018, cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM theo “Quyết định số 397/QĐ-SGDHCM ngày 05/10/2018”.
Tháng 09/2019, Công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng thông qua hình thức đấu giá công khai và Phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư, nâng vốn điều lệ từ 812 tỷ đồng lên thành 957 tỷ đồng.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu TDM nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 100.000.000 cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam là tổ chức đang nắm giữ nhiều cổ phiếu TDM nhất với 8.931.100 cổ phiếu, tương đương 9,33% cổ phần công ty. Tiếp sau là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quỳnh Phúc với 7.072.727 cổ phiếu, tương đương với 7,39% cổ phần công ty. Công ty TNHH Thương mại N.T.P nắm giữ 6.000.000 cổ phiếu, tương đương 6,27% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu TDM qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu TDM
Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu TDM duy trì xu hướng tăng trước khi đảo chiều vào tháng 7/2019. Sau khi giá chạm đáy ngắn hạn vào tháng 4/2020 trước khi duy trì đà tăng và đạt đỉnh vào tháng 11/2021.
Giá cổ phiếu TDM cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TDM cao nhất là 38.551 đồng/cổ phiếu vào ngày 17/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu TDM thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TDM thấp nhất là 5.890 đồng/cổ phiếu vào ngày 05/04/2016 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu TDM?
Tình hình kinh doanh của TDM
Trong năm 2020, doanh thu của công ty đạt 385,64 tỷ đồng, tăng 11,53% so với năm 2019 (345,77 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 203,77 tỷ đồng, giảm 15,12% so với năm 2019 (172,96 tỷ đồng).
Trong 3 quý đầu năm 2021, doanh thu luỹ kế từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt 303,8 tỷ đồng, tăng 8,75% so với cùng kỳ năm trước (279,36 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng 61% so với cùng kỳ năm trước lên mức 192,86 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu TDM?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu TDM tại ngày 20/12/2021 là 33.700 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.370.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của TDM
Công ty tiếp tục kiện toàn bộ máy sản xuất, khai thác và sử dụng hết năng lực sản xuất hiện có nhằm tăng sản lượng sản xuất. Hoàn thiện quy trình công nghệ để sản xuất luôn đạt tiêu chuẩn.
Tiếp tục tái cấu trúc nguồn vốn của Công ty để tăng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tư xây dựng những nhà máy xử lý nước ở các vùng trong địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Nghiên cứu thị trường tăng công xuất các nhà máy hiện hữu nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trung và dài hạn, đảm bảo phát triển bền vững góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động và cổ đông.
Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất để hạn chế hao hụt, thất thoát, rủi ro gây ra.
Tiếp tục phát huy việc xã hội hóa trong các lĩnh vực có lợi thế để huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài.