Lịch sử giá cổ phiếu NSH và những thông tin cần biết
Cổ phiếu NSH là của công ty nào?
Cổ phiếu NSH được phát hành bởi Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán HNX.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng
Tên tiếng Anh: Song Hong Aluminium Joint Stock Company
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 2600213532
Vốn điều lệ: 206.934.370.000 đồng
Địa chỉ: Phố Hồng Hà - Phường Bến Gót – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 02103862715 Fax: 02103863708
Email: info@shalumi.com.vn
Website: http://shalumi.com.vn/
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng tiền thân là Công ty Nhôm Sông Hồng được thành lập vào tháng 04/1999 thuộc Bộ Xây dựng.
Sau đó, Công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần vào tháng 10/2004;
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 2600213532 cấp lần đầu ngày 07/10/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 01/12/2016 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp;
Ngày 20/02/2017, Công ty đã hoàn tất thủ tục đăng ký Công ty đại chúng với UBCKNN.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu NSH nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 20.693.437 cổ phiếu
Công ty Cổ phần Sản xuất - xuất nhập khẩu Thành Công là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu NSH nhất với 5.091.891 cổ phiếu, tương đương 24,61% cổ phần công ty. Xếp sau là Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Thị Quỳnh Thụ với 2.363.352 cổ phiếu, tương đương 11,42% cổ phần công ty. Cổ đông Nguyễn Minh Kế - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị công ty nắm giữ 1.998.645 cổ phiếu, tương đương 9,66% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu NSH qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu NSH
Sau khi được niêm yết trên sàn, giá cổ phiếu NSH có xu hướng đi ngang trước khi giảm giá mạnh từ tháng 8/2018 với tốc độ giảm chậm dần. Sau đó, giá cổ phiếu NSH bật tăng từ cuối năm 2020 và đạt đỉnh vào tháng 9/2021 trước khi đảo chiều giảm.
Giá cổ phiếu NSH cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu NSH cao nhất là 20.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 22/09/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu NSH thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu NSH thấp nhất là 1.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 16/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu NSH?
Tình hình kinh doanh của NSH
Doanh thu của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2020 đạt 858,9 tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước (đạt 940,9 tỷ đồng). Mặt khác, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2020 đạt 3,9 tỷ đồng, tăng 129,4% so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 1,7 tỷ đồng).
Năm 2020, nền kinh tế trong nước nói chung và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của Công ty có nhiều biến động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2020, giá cả nguyên vật liệu đầu vào (Nhôm thỏi, nhôm Billet, Nhôm Phế) cũng khan hiếm do cung thiếu cầu, dịch vụ vận tải biển cũng tăng, xăng dầu, nguyên phụ liệu cũng tăng, ... khiến giá nguyên liệu biến động mạnh, giá thành sản xuất tăng, trong khi giá thị trường sản phẩm nhôm thanh đầu ra điều chỉnh tăng chậm do sức tiêu thụ chậm.
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của NSH lần lượt ở mức 1.039 tỷ đồng và 4,8 tỷ đồng, tăng 21% và 24% so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu NSH?
Sàn HNX hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu NSH tại ngày 25/02/2022 là 15.400 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.540.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của NSH
Khi nền kinh tế bước qua khủng hoảng dịch bệnh Covid -19 và đang trên đà hồi phục mạnh, địa dư tăng trưởng còn lớn đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Trong số các nguyên liệu phục vụ ngành xây dựng, nhôm đóng vai trò rất lớn, thay thế một số nguyên liệu ngày càng khan hiếm, bị hạn chế khai thác. Tỷ lệ sử dụng nhôm tính trên đầu người tại Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Do đó, với vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu sản xuất nhôm thanh định hình hiện nay, Shalumi tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, cải tiến kỹ thuật công nghệ để phát huy nền tảng to lớn trải qua quá trình gây dựng và vững tin vào định hướng chiến lược mà Công ty đã đề ra .
Tuy nhiên, lợi thế là vậy nhưng các công ty hoạt động trong ngành nhôm thanh định hình chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các đối tác nước ngoài như Trung Quốc, chính sách bảo hộ thương mại về giá cả cao làm ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nhôm thanh định hình trong nước. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào giá cả của nguyên vật liệu đầu vào liên tục biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh nếu không có kế hoạch dài hạn trong việc dự trữ nguyên liệu hợp lý.