Lịch sử giá cổ phiếu KLB và những thông tin cần biết
Cổ phiếu KLB là của công ty nào?
Cổ phiếu KLB được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Kiên Long, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM.
Thông tin khái quát về Ngân hàng TMCP Kiên Long
Tên công ty: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long.
Tên tiếng Anh: Kien Long Comercial Joint - Stock.
Tên gọi tắt: Kienlongbank.
Vốn điều lệ: 3.652.818.780.000 đồng.
Địa chỉ: Số 40-42-44 Phạm Hồng Thái, T.P Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Điện thoại: (0773) 869950 - Fax: (0773) 877538
Email: kienlong@kienlongbank.vn
Website: http://www.kienlongbank.com.vn
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 27/10/1995, Kienlongbank được thành lập với tên gọi Ngân hàng TMCP Nông thôn Kiên Long, trụ sở chính đặt tại xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang với vốn điều lệ 1.2 tỷ đồng;
Năm 1996, Kienlongbank là Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Kiên Giang thực hiện truyền số liệu kế toán qua mạng điện thoại từ các đơn vị về Hội sở hàng ngày;
Năm 1997, tổ chức thành công Đại hội cổ đông lần thứ 1;
Năm 1998, khánh thành Hội sở mới tại Kiên Giang, tăng vốn điều lệ lên 2 tỷ đồng;
Năm 2000, tăng vốn điều lệ lên 4.5 tỷ đồng;
Năm 2005, tăng vốn điều lệ lên 28 tỷ đồng;
Năm 2006, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Kiên Long, chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng Nông thôn thành Ngân hàng Đô thị;
Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 580 tỷ đồng;
Năm 2010, tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng; Ngày 30/06, tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng;
Ngày 31/12/2010, tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng;
Năm 2012, kết nối hệ thống ATM, POS với các ngân hàng khác, được NHNN Việt Nam chấp nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối;
Năm 2013, đưa Kienlongbank Contact Center đi vào hoạt động;
Năm 2016, mở rộng mạng lưới lên 28 chi nhánh, hoàn thành Trung tâm Dữ liệu và nâng cấp hệ thống Core thẻ.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu KLB nhất?
Khối lượng cổ phiếu KLB đang niêm yết: 365.281.878 cổ phiếu
Cổ đông Đỗ Anh Tuấn là người hiện đang nắm giữ nhiều cổ phiếu KLB nhất với 17.971.087 cổ phiếu, tương đương 4,97% cổ phần. Xếp sau là cổ đông Phạm Trần Duy Huyền với 17.289.773 cổ phiếu KLB, tương đương 4,78% cổ phần. Cổ đông Võ Quốc Lợi nắm giữ 17.142.284 cổ phiếu, tương đương 4,74% tỷ lệ sở hữu.
Lịch sử giá cổ phiếu KLB qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu KLB
Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu KLB đã duy trì xu hướng đi ngang trước khi chuyển dần sang xu hướng tăng kể từ tháng 9/2020. Hiện giá cổ phiếu KLB đã đạt đỉnh và trong xu hướng đi ngang.
Giá cổ phiếu KLB cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu KLB cao nhất là 26.460 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/05/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu KLB thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu KLB thấp nhất là 6.640 đồng/cổ phiếu vào ngày 11/09/2018 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu KLB?
Tình hình kinh doanh của Kienlongbank
Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Kienlongbank đạt 126 tỷ đồng, tăng 87% so với năm 2019.
Trong 9 tháng năm 2021, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 664 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu KLB?
Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu KLB tại ngày 24/12/2021 là 23.600 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 2.360.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của Kienlongbank
Thực hiện tăng trưởng tín dụng hợp lý, ưu tiên cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực kinh doanh theo định hướng của NHNN.
Tập trung và tổ chức thành Công ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ ban điều hành phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
Triển khai phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới nhằm gia tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh mới
Tiếp tục thực hiện hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo chủ trương của Chính phủ NHNN.
Đầu tư, phát triển hệ thống Công nghệ thông tin, chuyển đối hoạt động trên nền tảng Số nhằm tạo sự đột phá lang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới, khác biệt.
Tiếp tục mở rộng mạng lưới và kênh phân phối để tăng năng lực phục vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động.
Nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh của Kienlongbank.