Lịch sử giá cổ phiếu MAC và những thông tin cần biết
Cổ phiếu MAC là của công ty nào?
Cổ phiếu MAC của Công ty Cổ phần Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải được giao dịch trên sàn HNX.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật Hàng Hải.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0200563063
Vốn điều lệ: 151.397.450.000 đồng
Địa chỉ: Số 8A đường Vạn Mỹ, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Số điện thoại: 0225.3766.561
Số fax: 0225.3765.671
Website: http://maserco.com.vn
Mã cổ phiếu : MAC
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1984: Bộ Giao thông vận tải có quyết định số 822 QĐ/TCCB về việc đổi tên Xí nghiệp liên hiệp công trình đường biển thành Xí nghiệp cơ khí giao thông 123 trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông khu vực I, đây là những ngày đầu tiên thành lập công ty.
Năm 1986: Đổi tên xí nghiệp cơ khí giao thông 123 thành Nhà máy sửa chữa thiết bị cảng biển tại QĐ 386QĐ/TCCB của Bộ giao thông vận tải và trực thuộc Tổng cục Hàng hải Việt Nam.
Năm 1991: Tại QĐ số 695 QĐ/TCCB của Bộ giao thông vận tải về việc sát nhập công ty kinh doanh dịch vụ đường biển lấy tên là Công ty Cung ứng và Dịch vụ Hàng hải I.
Năm 1998: Do không theo kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hội nhập nên Công ty đã lâm vào tình trạng sa sút khủng hoảng, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài.
Năm 2000: Công ty đưa loại hình dịch vụ mới vào khai thác, đó là dịch vụ container như giao nhận container, sửa chữa container và làm khung treo trong container, ngoài ra còn tăng cường đầu tư nâng cấp khu triền đà với 4 đường triền mới có thể đóng mới và sửa chữa các tàu có trọng tải dưới 2.500 Tấn.
Năm 2003: Công ty Cổ phần Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng hải là Doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 2375/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cung ứng và Dịch vụ Hàng hải I, trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty cổ phần. Mở đại diện tài Hà Nội, đại diện tại Quảng Ninh.
Năm 2004: Mở thêm chi nhánh Miền Nam.
Năm 2005: Mở thêm Công ty con là Công ty đầu tư vận tải thương mại và Dịch vụ Hàng hải Nam Dương đặt tại khu vực Đình Vũ.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu MAC nhất?
Khối lượng cổ phiếu MAC đang được niêm yết trên sàn HNX là 15.139.745 cổ phiếu.
Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu MAC nhất hiện nay là ông Nguyễn Hữu Vĩnh - Thành viên Hội đồng quản trị - với 289.128 cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu 1,91%. Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu MAC thứ hai là bà Đỗ Thị Minh - mẹ của ông Nguyễn Đỗ Đạt - nguyên thành viên Hội đồng quản trị với 183.185 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 1,21% và tiếp theo là cổ đông Nguyễn Văn Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị - với 161.622 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 1,07%.
Lịch sử giá cổ phiếu MAC qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu MAC
Sau khi trải qua đợt sụt giảm mạnh kể từ cuối tháng 4/2010, giá cổ phiếu MAC vẫn tiếp tục duy trì xu hướng giảm cho đến đầu tháng 8/2013 thì tăng dần và tiếp tục trải qua nhiều sóng tăng-giảm của thị trường cho đến nay.
Giá cổ phiếu MAC cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu MAC cao nhất là 16.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 06/05/2010 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu MAC thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu MAC thấp nhất là 1.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 02/11/2012 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu MAC hay không?
Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải
Trong năm 2020, doanh thu của MAC đạt 115 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2019. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của MAC đạt 1,1 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 kết quả năm 2019.
Năm 2021, doanh thu của MAC ở mức 89,6 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2020. Đáng chú ý, công ty lỗ 11,3 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu MAC?
Sàn HNX hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu MAC tại ngày 18/02/2022 là 8.400 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 840.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của MAC
Cái Mép vẫn sẽ là thị trường tiềm năng trong mảng dịch vụ kho bãi và sửa chữa container của MAC mặc dù thủ tục xin đất phức tạp mất rất nhiều thời gian đặc biệt bị đình trệ do dịch bệnh. Tiếp tục triển khai kết hợp với Vinalog tại Cái Mép (có hệ thống cầu bến phục vụ chuyển tải xà lan từ Cái Mép và TP. HCM hiện đang là cảng có lợi thế lớn trong việc chuyển tải khi cầu bến các cảng lớn đã đầy kín) để khai thác dịch vụs ửa chữa container cho MSK, MSC.
Công ty cũng sẽ xúc tiến và làm việc để triển khai lại và mở rộng dịch vụ tại thị trường Qui Nhơn. Chấm dứt được tình trạng lỗ kéo dài khi triển khai sửa chữa container cho MSK, tạo tiền đề cho việc đấu thầu cung cấp dịch vụ Depot & MNR cho MSK và HPL tại Depot Motachi trong thời gian tới. Sau khi cảng Mipec đi vào hoạt động, Depot Motachi sẽ có lợi thế hơn khi cung cấp dịch vụ cho các hãng tàu đi qua cảng.