Lịch sử giá cổ phiếu LTG và những thông tin cần biết
Cổ phiếu LTG là của công ty nào?
Cổ phiếu LTG được phát hành bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
Vốn điều lệ: 805.933.800.000 đồng
Địa chỉ: Số 23 Đường Hà Hoàng Hồ, phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: 0296 3841 299 Fax:0296 3841 327
Website: http://loctroi.vn/
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang ra quyết định thành lập vào ngày 30/11/1993, với cơ sở vật chất ban đầu rất nhỏ bé, tiền vốn kinh doanh ban đầu chỉ 750 triệu đồng và 23 nhân viên;
Tháng 09/2014, Công ty được cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang với vốn điều lệ 150 tỷ đồng;
Năm 2009, Công ty thành lập các chi nhánh, điểm tư vấn nông nghiệp của các kỹ sư cùng hoạt động và tăng vốn điều lệ lên 270 tỷ đồng;
Năm 2010, Công ty thành lập Công ty TNHH AGPPCam, nâng vốn điều lệ lên 621 tỷ đồng;
Năm 2011, Nhà máy xay xát lúa gạo đầu tiên cùa Công ty đi vào hoạt động để bao tiêu sàn phẩm cho nông dân. Đến nay, Công ty đã có 5 nhà máy đặt tại Đồng bằng sông Cửu Long, công suất mỗi nhà máy dạt 200.000 tấn/năm. Từng bước đưa lúa gạo trở thành một ngành quan trọng cốt lõi, bèn cạnh các ngành truyền thống của Tập đoàn là giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2014, Công ty tăng vốn điều lệ lên 652,05 tỷ đồng;
Năm 2015, Công ty cồ phẩn Bào vệ thực vặt An Giang đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu LTG nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 80.593.340 cổ phiếu.
Công ty Marina Viet Pte. Ltd là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu LTG nhất với khối lượng 20.317.183 cổ phiếu, tương đương 25,21% cổ phần công ty. Xếp sau là Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang với khối lượng 19.465.920 cổ phiếu, tương đương với 24,15% cổ phần công ty. Công ty Augusta Viet Ple.Ltd nắm giữ khối lượng 4.598.880 cổ phiếu, tương đương với 5,71% tỷ lệ sở hữu.
Lịch sử giá cổ phiếu LTG qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu LTG
Sau khi lên sàn, giá cổ phiếu LTG duy trì xu hướng giảm và chạm đáy vào tháng 3/2020 trước khi đảo chiều và tăng trở lại. Giá cổ phiếu LTG tạo đỉnh vào tháng 11/2021 rồi đảo chiều giảm.
Giá cổ phiếu LTG thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu LTG thấp nhất là 11.930 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu LTG cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu LTG cao nhất là 44.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 8/10/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu LTG?
Tình hình kinh doanh của LTG
Trong năm 2020, doanh thu của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 7.709,8 tỷ đồng, giảm 11,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt mức 368,84 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Một số địa phương có diện tích gieo trồng lúa mùa giảm so với cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha, sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn. Tuy nhiên, do tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm chi phí tài chính giảm 10,63%, chi phí bán hàng giảm 8,63% so với năm 2019 dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng.
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của LTG lần lượt đạt 10.449 tỷ đồng và 421 tỷ đồng, tăng 36% và 14% so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu LTG?
Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu LTG tại ngày 08/02/2022 là 33.700 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.370.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của LTG
Lộc Trời định vị là tập đoàn dịch vụ nông nghiệp dựa vào năng lực cốt lõi của tập đoàn.
Lộc Trời đã và đang ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đây là nền tảng để thực hiện các tầm nhìn đem lại chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Cụ thể, Lộc Trời không ngừng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; bao gồm việc số hóa toàn bộ hoạt động để giúp phân tích mùa vụ, nhu cầu thị trường, giảm chi phí quản lý và tăng hỗ trợ cho nông dân. Cùng với việc xây dựng bộ máy nhân sự hiệu quả, tinh nhuệ, việc đạt được hiệu quả cho nông dân sẽ giúp cán bộ nhân viên được chia sẻ lợi ích, có cuộc sống sung túc và nhà đầu tư dài hạn được chia sẻ lợi nhuận.
Ngoài ra, một nhiệm vụ quan trọng của Tập đoàn là nghiên cứu để vận dụng thành công các quy trình sản xuất có lợi cho môi trường.