Lịch sử giá cổ phiếu KPF và những thông tin cần biết
Cổ phiếu KPF là của công ty nào?
Cổ phiếu KPF được phát hành bởi Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Hoàng Minh, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Hoàng Minh
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Hoàng Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0103930374
Vốn điều lệ: 180.178.960.000 đồng
Địa chỉ: 20-22-24 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Số điện thoại: 0934981818
Số fax/Fax: 38686263
Website: http://www.kpf.com.vn
Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Hoàng Minh (sau đây gọi tắt là“KPF” hoặc “Công ty”) là Công ty cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầusố 0103025669 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 04/6/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 02 số 0103930374 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 03/01/2012.
Hiện nay, Công ty đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp số 0103930374 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày18/9/2019 (Thay đổi lần thứ 10).
Ngày 02/3/2016, Công ty được chấp thuận chính thức giao dịch 15,600,000 cổ phiếu với mã chứng khoán KPF tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.
Ngày 08/06/2017, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư tài chínhHoàng Minh với vốn điều lệ là 171.600.000.000 đồng.
Năm 2018, Công ty đã nhận chuyển nhượng phần vốn góp và trở thành Công ty mẹ của Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm.
Ngày 02/07/2019, Công ty được chấp thuận thay đổi giá trị niêm yết là 180.017.896.000 đồng sau đợt phát hành thành công 857.896 cổphiếu để trả cổ tức vào ngày 06/06/2019.
Ngày 17/10/2020, Công ty chuyển trụ sở chính về 20-22-24 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Hiện nay, Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp số 0103930374 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp thay đổi lần thứ 11 ngày 17/10/2020.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu KPF nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 60.867.241 cổ phiếu.
Cổ đông Vũ Đức Toàn là người nắm giữ nhiều cổ phiếu KPF nhất với 3.820.162 cổ phiếu, tương đương 6,28% cổ phần công ty. Xếp sau là cổ đông Lê Thị Mộng Đào với 2.182.900 cổ phiếu, tương đương 3,59% cổ phần công ty. Công ty TNHH Central Capital Finance nắm giữ khối lượng 1.837.500 cổ phiếu, tương đương 3,02% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu KPF qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu KPF
Sau khi lên sàn, giá cổ phiếu KPF đã đi ngang trước khi bất ngờ tăng mạnh vào tháng 11/2017. Sau khi đạt đỉnh, giá cổ phiếu KPF đảo chiều và liên tục ghi nhận các đợt giảm và chạm đáy vào tháng 11/2020. Sau đó, giá cổ phiếu KPF dần hồi phục trở lại
Giá cổ phiếu KPF cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu KPF cao nhất là 24.250 đồng/cổ phiếu vào ngày 02/02/2018 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu KPF thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu KPF thấp nhất là 3.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 25/10/2016 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu KPF?
Tình hình kinh doanh của KPF
Trong năm 2020, doanh thu của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 40 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2019 (342,8 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2020 đạt 25,98 tỷ đồng, giảm 16,46% so với cùng kỳ năm trước đó (31,1 tỷ đồng).
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của KPF lần lượt ở mức 53,8 tỷ đồng và 75,8 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu KPF?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu KPF tại ngày 04/03/2022 là 15.850 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.585.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của KPF
Tạo dựng những công trình bất động sản có giá trị nghỉ dưỡng đích thực đi kèm dịch vụ đẳng cấp giúp khách hàng có những trải nghiệm đáng nhớ nhất.
Thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển, góp phần đưa đất nước trở thành điểmđến yêu thích của thế giới.
Kinh doanh có lãi, tối đa hóa lợi nhuận. Bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Chủ sở hữu, Cổ đông
Cải thiện điều kiện làm việc, thường xuyên quan tâm đến đời sống người laođộng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Giảm chi phí, tiết kiệm trong quản lý và sản xuất tạo khả năng cạnh tranhtrên thị trường.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnhvực mà Công ty đang hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận, mang lại doanhthu ổn định cho doanh nghiệp
Nâng cao quản trị Công ty theo các chuẩn mực hiện đại, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro.