Lịch sử giá cổ phiếu HOM và những thông tin cần biết
Cổ phiếu HOM là của công ty nào?
Cổ phiếu HOM của Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai được giao dịch trên sàn HNX.
Thông tin khái quát về Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai
Tên tiếng Anh: Vicem Hoangmai Cement Joint Stock Company
Vốn điều lệ: 747.691.310.000 đồng
Địa chỉ: Khối 7, Phường Quỳnh Thiện, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3866 170
Fax: (0238) 3866 648
Email: sales@ximanghoangmai.vn
Website: http://ximanghoangmai.vn
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh chính của Công ty là clinker và xi măng.
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1995: Thành lập Công ty Xi măng Nghệ An - tiền thân của Công ty Xi măng Hoàng Mai được thành lập theo Quyết định số 2629/QĐ.UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, mục đích để làm chủ đầu tư dự án xi măng Hoàng Mai.
Năm 1999: Công ty tiến hành khởi công đồng loạt các hạng mục công trình chính thuộc dây chuyền sản xuất của dự án xi măng Hoàng Mai.
Năm 2000: Công ty Xi măng Hoàng Mai trở thành thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An sau buổi ký kết biên bản bàn giao giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.
Năm 2002: Công ty bước sang giai đoạn sản xuất kinh doanh chính thức trong hệ thống các công ty thành viên thuộc VICEM sau quá trình sản xuất thử. Nhà máy Xi măng Hoàng Mai được vận hành với dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại, lò nung đạt công suất 4.000 tấn clinker/ngày, đốt 100% bằng than antraxit tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2004: Công ty được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO9001:2000 và chứng chỉ quản lý môi trường ISO14001:1999.
Năm 2007: Căn cứ chủ trương cổ phần hóa đồng loạt, Xi măng Hoàng Mai đã tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 30/11/2007.
Năm 2008: Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam ban hành Quyết định số 219/QĐ-XMVN về việc điều chỉnh phương án cổ phần hoá và đổi tên Công ty Xi măng Hoàng Mai thành Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai, nay là Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai. Ngày 01/04/2008, Vicem Hoàng Mai đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô vốn điều lệ 720 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 510 tỷ đồng.
Năm 2009: Cổ phiếu HOM của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai được phép tiến hành phiên giao dịch đầu tiên trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu HOM nhất?
Khối lượng cổ phiếu HOM đang được niêm yết trên sàn HNX là 74.769.131 cổ phiếu.
Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu HOM nhất hiện nay là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam với 51.091.800 cổ phiếu tương đương với tỷ lệ sở hữu 70,69%.
Lịch sử giá cổ phiếu HOM qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu HOM
Nhìn chung, giá cổ phiếu HOM đã chứng kiến nhiều sóng tăng-giảm với biên độ cao. Từ tháng 7/2009 đến cuối tháng 12/2011, giá cổ phiếu HOM có xu hướng giảm mạnh, chạm đáy sau đó phục hồi trở lại vào tháng 5/2012 và tiếp tục trải qua nhiều biến động. Từ tháng 7/2021 đến tháng 11/2021, giá cổ phiếu HOM có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, sau đó đảo chiều giảm khá mạnh.
Giá cổ phiếu HOM cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu HOM cao nhất là 11.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 02/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu HOM thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu HOM thấp nhất là 2.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 24/11/2011 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu HOM hay không?
Tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai
Đại dịch Covid từ tháng 12/2019 đến nay không chỉ làm ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu xi măng, tiêu thụ clinker mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của sản lượng tiêu thụ. Giá bán xi măng xuất khẩu, clinker giảm mạnh so với kế hoạch năm 2020.
Theo kế hoạch 2020, dự kiến giá xi măng xuất khẩu tăng khoảng 2 USD/tấn, tuy nhiên trên thực tế giá xi măng xuất khẩu không tăng, thấp hơn từ 40.000 – 54.000 đồng/tấn và giá bán clinker giảm 16.000 đồng/tấn so với kế hoạch, làm giảm lợi nhuận hơn 19 tỷ đồng.
Ngoài ra, diễn biến thời tiết bất thường, mưa lũ thường xuyên tại Miền Trung (địa bàn tiêu thụ chính của Công ty) từ tháng 9 đến tháng 11/2020 đã làm sụt giảm sản lượng tiêu thụ xi măng, chỉ tính riêng tháng 10/2020, tình hình mưa lũ đã làm giảm 67.700 tấn so với kế hoạch làm lợi nhuận giảm hơn 10 tỷ đồng.
Các yếu tố trên đã ảnh hướng mạnh tới tình hình thực hiện kết quả kinh doanh năm 2020 của Vicem Hoàng Mai so với kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Cụ thể, doanh thu đạt 1.688,97 tỷ đồng, bằng 103% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2020 của Công ty đạt lần lượt 1,48 tỷ đồng và 1,12 tỷ đồng, tương ứng với đạt 5,69% và 5,36% so với kế hoạch đề ra.
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HOM lần lượt ở mức 1.838 tỷ đồng và 1,8 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu HOM?
Sàn HNX hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu HOM tại ngày 10/03/2022 là 9.200 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 920.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của HOM
Đối với sản xuất, Công ty sẽ lập và triển khai thực hiện công tác sửa chữa thiết bị đảm bảo chất lượng, tiến độ, đảm bảo thời gian huy động thiết bị cao nhất; Lên phương án khai thác, phối trộn đảm bảo sét cứng trên 70% trong tổng lượng sét để đảm bảo chất lượng sét cho những năm tiếp theo. Xây dựng phương án và đưa vào thực hiện sử dụng các phế thải công nghiệp từ các nhà máy gang thép, nhiệt điện nhằm giảm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.
Đối với tiêu thụ sản phẩm, Vicem Hoàng Mai tập trung phát triển thị trường một cách có trọng tâm, gắn với lợi thế hiện hữu của Vicem Hoàng Mai về thị phần, kênh phân phối và logistics và hoàn thiện hệ thống quản lý bán hàng trên ứng dụng đặt hàng online. Tiếp tục triển khai phương án xuất hàng tự động, tích hợp, cải tiến phần mềm quản lý bán hàng điện tử DMS với ERP. Phối hợp với các đơn vị trong Vicem tìm đối tác xuất khẩu xi măng để nâng cao hiệu quả trong công tác kinh doanh xi măng xuất khẩu.
Đối với quản lý doanh nghiệp, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp quản lý trong mua sắm, chi tiêu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tiếp tục rà soát hàng hoá tồn kho, sử dụng vật tư phụ tùng tồn kho với mục tiêu tiếp tục giảm giá trị hàng tồn kho tối đa.
Về đầu tư xây dựng, tiếp tục triển khai các hạng mục trong kế hoạch đối với các dự án nhóm C bao gồm: Dự án thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng, xin cấp lại giấy phép khai thác Mỏ đá vôi Hoàng Mai B và Mỏ sét Quỳnh Vinh.
Đối với công tác tổ chức, đổi mới doanh nghiệp và các công tác khác, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu Công ty, trong đó hoàn thiện mô hình tổ chức, tái cơ cấu lực lượng lao động, tập trung thực hiện phương án giải quyết lao động dôi dư, để đạt được mục tiêu tăng năng suất lao động từ 7 đến 10%, tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.