Lịch sử giá cổ phiếu DLG và những thông tin cần biết
Cổ phiếu DLG của công ty nào?
Cổ phiếu DLG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE)
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5900415863.
Vốn điều lệ: 2.993.097.200.000 đồng.
Địa chỉ: 90 Lê Duẩn, P.Phù Đổng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Số điện thoại: 0269 3748 367
Số fax: 0269 3747 366
Mã cổ phiếu: DLG
Quá trình hình thành và phát triển
Tháng 09/1995: Xí nghiệp Tư doanh Đức Long Gia Lai được thành lập với một ngành nghề là chế biến gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Doanh nghiệp có số vốn ban đầu là 3,6 tỷ đồng và 9.700 m2 đất và một dây chuyền chế biến gỗ thủ công, bán tự động.
Tháng 06/2007: Thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai và sau đó lần lượt thành lập 20 công ty thành viên, mở và liên kết thành lập 13 chi nhánh, cửa hàng trong và ngoài nước hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư đa ngành nghề.
Tháng 06/2010: Tập đoàn Đức Long Gia Lai chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), mã chứng khoán DLG.
Năm 2016: Tập đoàn Đức Long Gia Lai tăng vốn điều lệ lên 2.301.443.420.000 đồng sau khi thực hiện chuyển đổi trước hạn 5.000.000 trái phiếu chuyển đổi thành 50.000.000 cổ phiếu và tăng 10.958.225 cổ phiếu từ việc trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho các cổ đông hiện hữu.
Năm 2017: Đức Long Gia Lai tăng vốn điều lệ lên 2.850.578.150.000 đồng sau khi thực hiện chào bán thành công 54.913.473 cổ phiếu ra công chúng.
Năm 2018: Đức Long Gia Lai tăng vốn điều lệ lên 2.993.097.200.000 đồng sau khi phát hành 14.251.905 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu DLG nhất?
Khối lượng cổ phiếu DLG đang được niêm yết là 299.309.720 cổ phiếu.
Ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, hiện đang là người nắm giữ nhiều cổ phiếu DLG nhất với 74.226.523 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 24,8%. Cổ đông AnsenHoldco Limited nắm giữ nhiều cổ phiếu thứ hai với tỷ lệ sở hữu là 6,91%. Tiếp theo là cổ đông Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ ACB (ACBC) với tỷ lệ sở hữu 5,84%.
Lịch sử giá cổ phiếu DLG qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu DLG
Kể từ khi được giao dịch trên sàn HoSE, giá cổ phiếu DLG trải qua các giai đoạn biến động mạnh mẽ với biên độ dao động lớn. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 4 năm 2011, giá cổ phiếu DLG có xu hướng giảm, đặc biệt lao dốc rất mạnh trong năm 2012. Sau khi hồi phục trong năm 2014, giá cổ phiếu DLG tiếp tục xu hướng giảm trong thời gian dài. Kể từ đầu năm 2021 trở lại đây, giá cổ phiếu DLG có xu hướng tăng dần.
Giá cổ phiếu DLG thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu DLG thấp nhất là 1.300 đồng/cổ phiếu vào 19/11/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu DLG cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu DLG cao nhất là 23.580 đồng/cổ phiếu vào 05/05/2011 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu DLG không?
Tình hình kinh doanh của DLG
Năm 2020, nhũng khó khăn của nền kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó Tập đoàn Đức Long Gia Lai không phải là ngoại lệ.
Cụ thể, năm 2020, doanh thu thuần của Đức Long Gia Lai ở mức 2.034 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2019. Đáng chú ý, Công ty lỗ sau thuế tới 929 tỷ đồng.
Bước sang năm 2021, lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Đức Long Gia Lai ở mức 1.297 tỷ đồng, không biến động nhiều so với cùng kỳ. TCông ty thu về lãi ròng 25 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 550 tỷ đồng so với 9 tháng năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu DLG?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu DLG tại ngày 11/11/2021 là 7.760 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 776.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của DLG
Định hướng chiến lược của Đức Long Gia Lai trong năm 2021 và các năm tiếp theo là:
Tiếp tục tập trung vào các ngành nghề chiến lược: Cơ sở hạ tầng; Năng lượng tái tạo và Sản xuất linh kiện điện tử. Ngoài ra, Tập đoàn duy trì các ngành nghề truyền thống xét thấy có hiệu quả, xem xét để thoái vốn đối với các ngành nghề kém hiệu quả.
Đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án: Dự án thủy điện Tân Thượng tại Lâm Đồng với công suất 22MW, các dự án thủy điện khác trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Dự án khách sạn Đức Long Gia Lai 1,…
Hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án tiềm năng đã được các cơ quan chức năng chấp thuận chủ trương đầu tư, mở rộng đầu tư các Nhà máy sản xuất điện tử và linh kiện điện tử tại Việt Nam: TP. HCM, Bình Dương, Đà Nẵng; đưa vào sản xuất smart tivi phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Chủ động cân đối nguồn vốn hiện có của đơn vị thông qua việc tăng cường công tác quản lý và thu hồi nợ phải thu hiệu quả, giảm thiểu tối đa các khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi có thể phát sinh.