Lịch sử giá cổ phiếu CMT và những thông tin cần biết
Cổ phiếu CMT là của công ty nào?
Cổ phiếu CMT của Công ty Cổ phần Công nghệ Mạng và Truyền thông (INFONET) được niêm yết trên sàn UPCoM.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Công nghệ Mạng và Truyền thông
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng.
Tên gọi khác: INFONET.
Địa bàn kinh doanh trong 2 năm gần đây nhất: Thành phố Hà Nội.
Địa chỉ: Tòa nhà INFONET, 33 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Điện thoại: 84-(4) 377 307 93.
Fax: 84-(4) 377 308 09.
Email: info@infonet.com.vn
Website: http://www.infonet.com.vn
Mã chứng khoán: CMT.
Ngày giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM: 24/04/2019
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 8.000.000 cổ phiếu.
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Công nghệ mạng và truyền thông (INFONET) được thành lập từ năm 2003 trên cơ sở kế thừa và tái cấu trúc công ty TNHH kỹ nghệ và thương mại tin học Toàn Cầu. INFONET được chuyển đổi theo luật doanh nghiệp với giấy phép kinh doanh số 0103002543 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, chuyên kinh doanh thiết bị tin học, viễn thông, phần mềm, dịch vụ và giải pháp.
Từ khi thành lập đến ngày 05/10/2009, Công ty cổ phần Công nghệ mạng và truyền thông đã có 5 lần tăng vốn từ 3 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng.
Ngày 11/3/2010 đánh dấu bước phát triển quan trọng của INFONET khi công ty lần đầu tiên đăng ký niêm yết và chính thức giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) với tên mã chứng khoán là CMT.
Ngày 18/4/2019: INFONET tự nguyện hủy niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) để chuyển sang giao dịch tại sàn giao dịch UPCoM.
Ngày 24/4/2019: INFONET chính thức được giao dịch tài sản giao dịch UPCoM.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu CMT nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 8.000.000 cổ phiếu.
Hiện nay, người đang nắm giữ nhiều cổ phiếu CMT nhất là cổ đông Lê Ngọc Tú với số lượng 1.688.740 cổ phiếu, tương đương với 21.11% tỷ lệ sở hữu. Ông Tú hiện đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty. Xếp sau là ông Trần Thanh Hải, người đang nắm giữ chức chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Hải hiện đang sở hữu 1.440.000 cổ phiếu, tương ứng với 18% cổ phần công ty. Kế sau là AFC VF Limited (AFC Vietnam Fund) với 330.820 cổ phiếu, tương đương 4,14% tỷ lệ sở hữu.
Lịch sử giá cổ phiếu CMT qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu CMT
Kể từ khi được niêm yết trên sàn HoSE vào tháng 3 năm 2010, giá cổ phiếu CMT liên tục giảm. Sau đó, giá cổ phiếu đi ngang trước khi đột ngột tăng mạnh với độ dốc rất cao kể từ tháng 3 năm 2021. Gần đây, giá cổ phiếu CMT tăng gần như thẳng đứng.
Tại ngày 12/11/2021, giá cổ phiếu CMT là 39.500 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu CMT thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu CMT thấp nhất là 4.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/08/2013 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu CMT cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu CMT cao nhất là 57.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 08/04/2010 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu CMT không?
Tình hình kinh doanh của CMT
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2020 là 769 tỷ đồng, hoàn thành 87,86% so với kế hoạch đề ra (875 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 27,6 tỷ đồng, cao hơn 57,72% so với kế hoạch đề ra (17,5 tỷ đồng).
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu CMT?
Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu CMT tại ngày 12/11/2021 là 39.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.950.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của CMT
Phát triển thị trường công nghệ thông tin trong nước, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin - một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và mở rộng tại Việt Nam.
Cung cấp cho khách hàng dịch vụ hoàn to nhất và bảng giá thiết bị hợp lý nhất.
Tăng cường chất lượng quản lý và chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.
Tập trung vào Xây dựng và phát triển các ứng dụng giải pháp tổng thể cho hệ thống ngân hàng, tài chính, bưu chính, viễn thông và các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân.
Tăng cường công tác, đào tạo nhân viên, xây dựng văn hoá công ty, lấy yếu tố con người làm trọng tâm cho sự phát triển của công ty.
Củng cố và xây dựng quan hệ với các đối tác hàng đầu.
Tiến tới tái cấu trúc công ty theo mô hình công ty mẹ con nhằm chuyên nghiệp hoá các bộ phận kinh doanh, dịch vụ đầu tư.