Lịch sử giá cổ phiếu BMC và những thông tin cần biết
Cổ phiếu BMC là của công ty nào?
Cổ phiếu BMC được phát hành bởi Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định, hiện được niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
Tên viết tắt: BIMICO
Vốn điều lệ: 123.926.300.000 đồng
Địa chỉ: 11 Hà Huy Tập, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Điện thoại: 0256 3822 073/3820 081 Fax: 0256 3822 497
Email: bimicovn@dng.vnn.vn , anhvulebimico@yahoo.com
Website: http://www.bimico.vn/
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định tiền thân là Công ty Khoáng sản Bình Định được thành lập năm 1985, hoạt động trong lĩnh vực khai thác san khoáng tại tỉnh Bình Định cũng như ở Việt Nam.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định chuyển thành Công ty Cổ phần theo quyết định số 09/2001/QĐ-UB ngày 08/01/2001 của Ủy ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000009 ngày 08/01/2001, thay đổi lần thứ 8 số 4100390008 ngày 15/5/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp, Vốn điều lệ tại thời điểm chuyển sang Công ty Cổ phần là 13.114.000.000 đồng. Vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2013 là 123.926.300.000 đồng.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định đã xúc tiến các thủ tục cần thiết để phục vụ cho việc niêm yết cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán tập trung. Ngày 28/12/2006, cổ phiếu của Công ty đã chính thức giao dịch phiên đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng số cổ phiếu đã phát hành và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán TP. HCM là 12.392.630 cổ phiếu.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu BMC nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 12.392.630 cổ phiếu.
Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Định là tổ chức đang nắm giữ nhiều cổ phiếu BMC nhất với 3.098.184 cổ phiếu, tương đương 25,0% cổ phần công ty. Tiếp sau là Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định, nắm giữ 2.790.012 cổ phiếu,tương đương 22,51% cổ phần công ty. Cổ đông Đoàn Thị Thu Thủy với 592.090 cổ phiếu, tương đương 4,78% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu BMC qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu BMC
Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu BMC đã nhanh chóng tăng với độ dốc rất cao và đạt đỉnh vào tháng 5/2017. Sau đó, giá cổ phiếu BMC đảo chiều và liên tục ghi nhận các đợt giảm. Kể từ tháng 3/2009, giá cổ phiếu BMC biến động với biên độ hẹp hơn hẳn thời kỳ trước.
Giá cổ phiếu BMC thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu BMC thấp nhất là 2.070 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/12/2006 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu BMC cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu BMC cao nhất là 75.440 đồng/cổ phiếu vào ngày 16/10/2007 (tính theo giá điều chỉnh)
Có nên mua cổ phiếu BMC?
Tình hình kinh doanh của BMC
Trong năm 2020, doanh thu của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 225,74 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước (191 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2020 đạt mức 14,89 tỷ đồng, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước (16,08 tỷ đồng).
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của BMC lần lượt ở mức 137 tỷ đồng và 17,4 tỷ đồng, giảm về doanh thu nhưng tăng về lợi nhuận so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu BMC?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu BMC tại ngày 29/04/2022 là 19.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.950.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của BMC
Tiếp tục củng cố sản xuất kinh doanh cả mặt hàng tinh quặng truyền thống lẫn sản phẩm chế biến sâu để tận dụng lợi thế của Công ty đối với ngành khai thác và chế biến titan, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới đối với sản phẩm titan để nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo thế ổn định và phát triển cho Công ty.
Nghiên cứu liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để thực hiện chế biến sâu sản phẩm titan, cũng như tìm kiếm dự án sản phẩm khác nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở phát huy ưu thế của Công ty trong lĩnh vực khai thác và chế biến sâu titan.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động; đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Tập trung cho việc vạch ra chiến lược Maketing tạo thế cạnh tranh khi thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng nhằm nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu.
Tiếp tục nghiên cứu các dự án đầu tư chế biến sâu sản phẩm titan nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, kéo dài tuổi thọ của mỏ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty đã tích cực và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác vùng mỏ mới với diện tích 150 ha, trữ lượng 334.597 tấn. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường cũng như đầu tư cho các dự án đầu tư chế biến sâu mang tính dài hơi, phục vụ cho kế hoạch phát triển dài hạn của Công ty.
Liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tìm kiếm sản phẩm mới nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.
Tái cấu trúc lại mô hình tổ chức quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong tương lai.
Nghiên cứu đầu tư các dự án khai thác khác nhằm mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm cũng như bảo đảm sự tồn tại lâu dài và ổn định của doanh nghiệp.