Lịch sử giá cổ phiếu ANT và những thông tin cần biết
Cổ phiếu ANT là của công ty nào?
Cổ phiếu ANT được phát hành bởi Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang
Tên viết tắt: ANTESCO
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng
Địa chỉ: 69-71-73 Nguyễn Huệ, Phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang
Điện thoại: 076 3841196 - Fax: 076 3843009
Email: antesco@antesco.com
Website: http://www.antesco.com/
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1975: Công ty Vật tư Nông nghiệp An Giang, tiền thân của Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp An Giang được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp.
Năm 1986: Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp An giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ 03 đơn vị thuộc ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang (Công ty Vật tư Nông nghiệp, Chi cục Cơ khí Nông nghiệp và Chi cục Bảo Vệ Thực Vật) gọi tắt là ANTESCO.
Năm 1992: ANTESCO được trao Quyết định thành lập số 530/QĐUB ngày 02/11/1992 của UBND tỉnh An Giang quyết định chuyển từ đơn vị quốc doanh thành Doanh nghiệp Nhà nước với số vốn ban đầu là 7.248.217.000 đồng.
Năm 1994: ANTESCO thành lập xí nghiệp chế biến nông sản, rau quả và thực phẩm đầu tiên phục vụ cho việc xuất khẩuNăm 1999: ANTESCO tiếp tục mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhà máy đông lạnh với thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập từ Mỹ và Đan Mạch với công suất 8.000 tấn/năm.
Năm 2008: ANTESCO đầu tư thêm phân xưởng chế biến phụ phẩm từ vỏ rau quả để ép viên dùng làm thức ăn gia súc.
Tháng 06/2011: Thực hiện theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của chính phủ, Công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp An Giang chính thức chuyển đổi sang Công ty cổ phần Rau Quả Thực Phẩm An Giang với vốn điều lệ là 60.000.000.000 đồng theo Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 03/04/2008.
Năm 2015: Công ty đầu tư thêm nhà máy thứ 3 phục vụ sản xuất Rau quả thực phẩm đông lạnh với tổng chi phí đầu tư gần 7 triệu USD.
Ngày 22/12/2016: Công ty cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang chính thức giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch UPCoM.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu ANT nhất?
Công ty Cổ phần Ylang Holdings là tổ chức đang nắm giữ nhiều cổ phiếu ANT nhất với 25% tỷ lệ sở hữu. Kế sau là Công ty TNHH Soybean với 18,69% cổ phần công ty. Công ty TNHH Baby Corn với 18,09% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu ANT qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu ANT
Sau khi lên sàn, giá cổ phiếu ANT đã duy trì xu hướng giảm rồi chuyển dần sang xu hướng đi ngang. Sau đó, giá cổ phiếu ANT tăng mạnh vào tháng 10/2021, nhanh chóng đạt đỉnh và đảo chiều.
Giá cổ phiếu ANT cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu ANT cao nhất là 26.130 đồng/cổ phiếu vào ngày 18/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu ANT thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu ANT thấp nhất là 4.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 03/03/2019 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu ANT?
Tình hình kinh doanh của ANT
Trong năm 2020, doanh thu của công ty trong việc bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 408,3 tỷ đồng, tăng mạnh 11% so với cùng kỳ năm trước (368,7 tỷ đồng). Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2020 tăng so với 2019, đạt 12,22 tỷ đồng.
Tổng tài sản năm 2020 ghi nhận vào cuối năm đạt mức 273,34 tỷ đồng, tăng 9% so với tổng tài sản ghi nhận vào đầu năm (250,6 tỷ đồng). Tổng nợ vào cuối năm 2020 của công ty cũng tăng 5,35% so với đầu năm lên mức 206,86 tỷ đồng.
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ANT lần lượt ở mức 498 tỷ đồng và 9,6 tỷ đồng, tăng về doanh thu nhưng giảm về lợi nhuận so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu ANT?
Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu ANT tại ngày 29/04/2022 là 18.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.800.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của ANT
Tập trung đầu tư và phát triển để mở rộng quy mô; Ổn định thị trường truyền thống; Thâm nhập, phát triển, mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng; Cải tiến và mở rộng các sản phẩm mới theo hướng giá trị gia tăng; Tăng cường hợp tác với các đối tác, các Công ty cùng ngành nhằm giảm áp lực cạnh tranh; Tập trung phát triển vùng nguyên liệu.
Ôn định, đầu tư tăng quy mô tạo động lực phát triển và nâng cao vị thế của Công ty. Duy trì và phát triển các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đẩy mạnh phát triển thị trường Châu Á, đặc biệt thị trường Trung Đông. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực: bắp non, đậu nành rau, ... Chú trọng công tác R&D nhằm phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng dòng sản phẩm.