Chủ nhật, 06/10/2024, 02:50 AM
Ngân hàng   •   Thứ sáu, 01/03/2024, 14:00 PM  •  01/03/2024, 14:00

Vietcombank muốn chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu, tỷ lệ gần 40%

Tỷ lệ thực hiện quyền chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu của Vietcombank sẽ là 38,79% vốn điều lệ, tương đương phát hành thêm khoảng 2,17 tỷ cổ phiếu.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã VCB) vừa công bố nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận năm 2022. Theo nguyên tắc phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank thống nhất phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ năm 2022.

Lợi nhuận sau thuế riêng lẻ kiểm toán năm 2022 của Vietcombank đạt hơn 29,387 tỷ đồng. Sau khi trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (1.469,5 tỷ đồng), quỹ dự phòng tài chính (2.939 tỷ đồng) và quỹ khen thưởng, phúc lợi (3.291 tỷ đồng), Vietcombank sẽ dùng toàn bộ hơn 21.680 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế còn lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông.

Như vậy, với vốn điều lệ hiện tại gần 55.891 tỷ đồng và giá trị chia cổ tức bằng cổ phiếu hơn 21.680 tỷ đồng, ước tính tỷ lệ thực hiện quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu của Vietcombank sẽ là 38,79% vốn điều lệ, tương đương phát hành thêm khoảng 2,17 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Sau khi hoàn tất chia cổ tức năm 2022, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng thêm 21.680 tỷ đồng, lên mức hơn 77.571 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2023, Vietcombank có 2 cổ đông lớn là Ngân hàng Nhà nước giữ hơn 4,18 tỷ cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 74,8% vốn và Mizuho Bank nắm giữ gần 0,84 tỷ cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 15%.

Như vậy, sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức để tăng vốn, tỷ lệ sở hữu của 2 cổ đông lớn vẫn giữ nguyên nhưng số cổ phần nắm giữ sẽ tăng thêm, gồm Ngân hàng Nhà nước sẽ nắm giữ hơn 5,8 tỷ cổ phiếu VCB và Mizuho Bank nắm gần 1,2 tỷ cổ phiếu VCB.

Về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023, kết thúc năm vừa qua, Vietcombank ghi nhận gần 53.621 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng nhẹ so với năm trước đó; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 33.054 tỷ đồng, tăng trưởng 10,48% so với kết quả năm 2022.

Đến cuối năm 2023, tổng tài sản Vietcombank đạt hơn 1.839 tỷ đồng, tăng 1,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng là trên 1.270 tỷ đồng, tăng 10,9%. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 12,2% lên gần 1.396 tỷ đồng, với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn ở mức 35,2%.

Ngày 26/3 tới đây, Vietcombank sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2024. Đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 26/4/2022 tại Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, KĐT Ecopark, xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, Hưng Yên.

PV
Theo Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp

Chính phủ yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay 1 - 2%

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay 1 - 2%.

Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ xử lý vướng mắc trong sử dụng xác thực bằng sinh trắc học

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
Ngân hàng Nhà nước vừa có hướng dẫn một số nội dung triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, đáng chú ý là nội dung về xác thực sinh trắc học.

BIDV hạ giá cả trăm tỷ khoản nợ của doanh nghiệp điện gió Tân Thượng

Ngân hàng   •   Thứ hai, 06/05/2024, 16:59 PM
Ngân hàng BIDV vừa thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định giá tài sản đối với khoản nợ hơn 558 tỷ đồng của CTCP Năng lượng Tân Thượng.

Lãi thuần của LPBank đạt hơn 3.400 tỷ đồng

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:57 PM
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với những con số đáng chú ý.

Ngân hàng ACB: Lợi nhuận giảm, nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 65% tổng nợ xấu

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:57 PM
Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của ACB là 4.892 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ do tăng trích lập dự phòng. Cùng đó, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng tăng từ 1,2% lên 1,4%. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 21% lên 4.733 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 65% tổng nợ xấu.