Lịch sử giá cổ phiếu VCR và những thông tin cần biết
Cổ phiếu VCR là của công ty nào?
Cổ phiếu VCR của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex hiện đang được giao dịch trên sàn UPCoM.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex
Vốn điều lệ: 2.100.000.000.000 đồng
Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà Vinaconex, số 34 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 84-(4) 628 153 47
Fax: 84-(4) 628 153 49
Email: vitc@vinaconexitc.com.vn
Website: http://www.vinaconexitc.com.vn
Lịch sử hình thành và phát triển
Vinaconex – ITC tiền thân là Ban quản lý dự án Cái Giá – Cát Bà của Tổng Công ty Cổ phần XNK & Xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
Ngày 07/03/2008, Ban quản lý dự án chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. VINACONEX – ITC được thành lập bởi 3 cổ đông sáng lập: Tổng Công ty Cổ phần XNK & Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EximBank), CTCP Chứng khoán NHNN & PTNT Việt Nam.
Tháng 02/2009, sàn giao dịch bất động sản Công ty VINACONEX - ITC (VITR) được thành lập.
Tháng 05/2009, sàn VITR chính thức trở thành thành viên mạng các sàn giao dịch bất động sản miền Bắc Việt Nam.
Tháng 1/2010, khách sạn Holiday View chính thức sáp nhập vào Công ty. Sự kiện này đánh dấu sự gia nhập chính thức của VINACONEX - ITC vào thị trường cung cấp, dịch vụ du lịch phục vụ người sử dụng cuối cùng.
Tháng 05/2010, cổ phiếu VINACONEX - ITC (mã VCR) đã chính thức chạo sàn Hà Nội với quy mô vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Tháng 12/2010, Công ty VINACONEX - ITC đã thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ của Công ty từ 300 tỷ lên 360 tỷ đông và trở thành một trong những đơn vị thành viên có vốn điều lệ lớn nhất trong Tổng Công ty CP VINACONEX.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu VCR nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 210.000.000 cổ phiếu.
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HoSE: VCG) là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu VCR nhất với 49.287.000 cổ phiếu, tương đương 23,47% cổ phần công ty. Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) nắm giữ khối lượng 2.500.000 cổ phiếu, tương đương 1,19% cổ phần công ty
Lịch sử giá cổ phiếu VCR qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu VCR
Sau khi lên sàn, giá cổ phiếu VCR đã duy trì xu hướng giảm trước khi tăng mạnh và đạt đỉnh ngắn hạn vào tháng 6/2019. Sau đó, giá cổ phiếu VCR biến động trồi sụt với biên độ lớn nhưng nhìn chung xu hướng đến nay vẫn là tăng.
Giá cổ phiếu VCR cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu VCR cao nhất là 54.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 23/12/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu VCR thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu VCR thấp nhất là 1.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 10/07/2013 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu VCR?
Tình hình kinh doanh của VCR
Trong năm 2020, công ty không ghi nhận doanh thu. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức lỗ ròng 14,5 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản của công ty ghi nhận vào cuối năm 2020 là 3.450,7 tỷ đồng, tăng 388,7% so với năm trước.
Năm 2021, doanh thu của công ty nằm hoàn toàn trong quý IV với mức doanh thu ghi nhận là 78,83 tỷ đồng. Mặt khác, công ty lỗ 7,1 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu VCR?
Sàn UPCoM chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu VCR tại ngày 10/02/2022 là 46.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 4.650.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của VCR
Thực hiện thành công các mục tiêu của dự án Cát Bà Amatina để sớm đưa Dự án trở thành khu đô thị du lịch xanh - thông minh - đẳng cấp quốc tế, sánh ngang với các khu du lịch cao cấp trong nước và trên thế giới; hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để quản lý dự án một cách hiệu quả, đúng mục tiêu Dự án.
Xây dựng và phát triển Công ty Vinaconex-ITC trở thành một thương hiệu mạnh, đủ khả năng để hội nhập và cạnh tranh trên thị trường BĐS, du lịch trong nước và quốc tế; hợp tác sâu và rộng với các đối tác uy tín, chuyên nghiệp trong và ngoài nước...
Không ngừng hoàn thiện phương thức quản lý, điều hành, kinh doanh tạo động lực để Công ty phát triển trong một môi trường cạnh tranh ngày càng cao với sự thamgia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Tạo môi trường làm việc có hiệu quả, có chính sách hấp dẫn để gắn kết người lao động với công ty như: tăng thu nhập, tạo cơ hội học tập, đào tạo và phát triển nghề nghiệp nhằm duy trì, phát triển và thu hút nhân tài, thu hút nguồn lao động có chất lượng cao.
Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sản phẩm Bất động sản.