Lịch sử giá cổ phiếu TVN và những thông tin cần biết
Cổ phiếu TVN là của công ty nào?
Cổ phiếu TVN của Tổng Công ty Thép Việt Nam - Công ty Cổ phần được giao dịch trên sàn UPCoM.
Thông tin khái quát về Tổng Công ty Thép Việt Nam
Tên giao dịch: Tổng Công ty Thép Việt Nam - Công ty Cổ phần
Tên tiếng Anh: Viet Nam Steel Corporation
Tên viết tắt: VNSteel. Corp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100100047
Vốn điều lệ: 6.780.000.000.000 đồng
Địa chỉ: 91 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 84 4 3856 1767
Số fax: 84 4 3856 1815
Website: www.vnsteel.vn
Mã cổ phiếu: TVN
Sàn giao dịch: UPCoM
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất sản phẩm chịu lửa; Quảng cáo; Giáo dục nghề nghiệp; kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Lắp đặt hệ thống điện; Điều hành tour du lịch; Tái chế phế liệu; Khai thác quặng sắt; Khai thác than mỡ và các nguyên liệu phụ trợ dùng cho công nghiệp sản; Bán buôn phế liệu kim loại, cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật tư phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác; Kinh doanh bất động sản...
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1995: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam trên cơ sở hợp nhất và sáp nhập nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong ngành sản xuất thép, trong đó có Tổng công ty Thép Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Thương Mại.
Năm 2006: Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam.
Năm 2007: Thủ tướng phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam. Công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam.
Năm 2009: Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 373/TB-VPCP về việc thông báo kết luận của Thủ tướng: “Đồng ý cổ phần hóa Công ty mẹ của Tổng công ty Thép Việt Nam, Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ”.
Năm 2010: Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0256/QĐ-BCT về việc cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam.
Năm 2011: Tổng công ty Thép Việt Nam chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu TVN nhất?
Khối lượng cổ phiếu TVN đang được niêm yết trên sàn UPCoM là 678.000.000 cổ phiếu.
Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu TVN nhất hiện nay là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước với 636.844.034 cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu 93,93%.
Lịch sử giá cổ phiếu TVN qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu TVN
Giá cổ phiếu TVN biến động trồi sụt một thời gian dài trước khi bật tăng từ tháng 12/2021, qua đó thiết lập mặt bằng giá mới.
Giá cổ phiếu TVN cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TVN cao nhất là 20.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 08/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu TVN thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TVN thấp nhất là 4.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 10/10/2016 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu TVN hay không?
Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Thép Việt Nam
Trong năm 2020, Tổng Công ty Thép Việt Nam đã ghi nhận doanh thu đạt 31.654,7 tỷ đồng, giảm 8% so với doanh thu năm 2019. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế của TVN đạt 545,5 tỷ đồng, tăng 32,5% so với lợi nhuận sau thuế được ghi nhận cả năm 2019.
Luỹ kế năm 2021, doanh thu thuần đạt hơn 40.551 tỷ đồng, tăng 29,6% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 951,4 tỷ đồng, tăng 66,6% so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu TVN?
Sàn UPCoM chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu TVN tại ngày 02/03/2022 là 16.200 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.620.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của TVN
Đối với sản phẩm thép dài, xây dựng Công ty thép Miền Nam làm đơn vị cốt lõi nhằm phát triển giữ thị phần thép chữ V khu vực phía nam và xuất khẩu để tiếp tục gia tăng sản lượng và bù đắp sản lượng thiếu hụt do một số nhà máy sản xuất hiện tại phải di dời theo quy hoạch do các địa phương có quy hoạch thay đổi và một số nhà máy đã hết hạn hợp đồng liên doanh.
Đối với sản phẩm thép dẹt, xây dựng công ty Công ty Tôn Phương Nam làm đơn vị trụ cột để thiết lập một hệ thống chuỗi sản phẩm gia công mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm và mạ màu, mở rộng nâng công suất lên 1,0 triệu tấn/năm với nguyên liệu là thép cuộn cán nguội sử dụng sản phẩm hiện hữu của các đơn vị sản xuất thép cuộn cán nguội trong hệ thống nhằm tiết giảm các chi phí, giảm giá thành và mở rộng thị trường sản xuất.