Thứ ba, 23/04/2024, 23:08 PM
Đầu tư   •   Thứ bảy, 30/04/2022, 17:39 PM  •  30/04/2022, 17:39

Lịch sử giá cổ phiếu PPH và những thông tin cần biết

Giá cổ phiếu PPH tăng mạnh từ cuối năm 2020 sau một thời gian dài dao động ở nền giá thấp. Hiện giá cổ phiếu PPH chưa dừng đà tăng.

Cổ phiếu PPH là của công ty nào?

Cổ phiếu PPH được phát hành bởi Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM.

Thông tin khái quát về Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú

Vốn điều lệ: 746.708.910.000 đồng

Địa chỉ: 48 Tăng Nhơn Phú, KP3, P. Tăng Nhơn Phú B, Q.9, TP. HCM, Việt Nam

Điện thoại: 028 6684 7979 - Fax: 028 3728 1893

Người công bố thông tin: Bà Phạm Thị Diệu Thúy

Email: info@phongphucorp.com

Website: http://www.phongphucorp.com/

Lịch sử hình thành phát triển

Tiền thân của Tổng Công ty CP Phong Phú là Khu Kỹ nghệ Sicovina - Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Nhà máy đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngày 14/10/1964 và chính thức đi vào hoạt động năm 1966, do chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý. Sau giải phóng (ngày 30/04/1975), nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Dệt Phong Phú. Nhà nước giao cho CB.CNV nhà máy tiếp quản và duy trì sản xuất. 

Trong những năm 1980, sản phẩm của nhà máy chủ yếu là vải bảo hộ lao động và calicot giao cho Liên Xô theo kế hoạch của Nhà nước. Sau đó, nhà máy sản xuất vải jeans, sợi polyester và sợi Peco. Suốt chặng đường từ năm 1976 - 1985, Nhà máy Dệt Phong Phú là một trong những đơn vị liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, bình quân mỗi năm vượt mức kế hoạch từ 10 - 15%.

Từ năm 1986 đến năm 2002, thực hiện chính sách đổi mới, sản phẩm trong giai đoạn này ngoài vải, sợi, Phong Phú còn phát triển mặt hàng khăn lông, vải katé sọc, vải jeans, liên doanh với Tập đoàn Coats của Vương quốc Anh sản xuất chỉ may.

Từ năm 2003 đến nay, lấy dệt may là lĩnh vực cốt lõi, Phong Phú từng bước đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành dệt may trên khắp cả nước. Phong Phú gồm nhiều hình thức sở hữu nguồn vốn, đa dạng ngành nghề sản xuất kinh doanh, liên doanh với nhiều tỉnh thành trong nước và quốc tế.

Đầu năm 2006, được sự chấp thuận của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Phong Phú đã mạnh dạn xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Căn cứ yêu cầu phát triển, quy mô và tình hình thực tế hoạt động của Phong Phú, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và cho triển khai thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng Công ty.

Ngày 11/01/2007, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng Công ty Phong Phú. Việc cải tiến chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con tạo nên sự liên kết bền chặt, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ Phong Phú với các công ty con. Qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, tiếp thị, cung ứng, nghiên cứu, đào tạo… tạo điều kiện để Phong Phú phát triển thành đơn vị kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

Trong năm 2007 - 2008, Tổng Công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi xong các hệ thống sản xuất. Các đơn vị thành viên gồm có Công ty TNHH Một thành viên, Công ty Cổ phần như: Công ty CP Dệt vải Phong Phú, Công ty CP Dệt gia dụng Phong Phú, Công ty CP Đầu tư Phong Phú Sơn Trà, Công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu PPH nhất?

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 74.670.891 cổ phiếu

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) hiện là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu PPH nhất với 37.408.796 cổ phiếu, tương đương 50,1% cổ phần công ty. Xếp sau là Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Bất động sản Dương Trần tương đương 7.334.526 cổ phiếu, tương đương 9,82% cổ phần công ty. Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức nắm giữ 6.456.071 cổ phiếu, tương đương với 8,65% cổ phần công ty.

Lịch sử giá cổ phiếu PPH qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu PPH

Lịch sử giá cổ phiếu PPH. Nguồn đồ thị: TradingView

Sau một thời gian dài dao động trên nền giá thấp, giá cổ phiếu PPH đã liên tục tăng kể từ cuối năm 2020 và đến nay chưa có tín hiệu dừng đà tăng.

Giá cổ phiếu PPH cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu PPH cao nhất là 40.300 đồng/cổ phiếu vào ngày 18/04/2022 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu PPH thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu PPH thấp nhất là 10.490 đồng/cổ phiếu vào ngày 29/07/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu PPH?

Tình hình kinh doanh của PPH

Trong năm 2020, doanh thu của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.106,57 tỷ đồng, giảm 37,12% so với cùng kỳ so với năm trước (3.350,39 tỷ đồng). Mặt khác, lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2020 tăng 39,1% so với năm trước. Cụ thể lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 203,7 tỷ đồng trong 2019 lên tới 283,43 tỷ đồng trong năm 2020.

Năm 2021, doanh thu của PPH đạt 1.652 tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 400 tỷ đồng, tăng trưởng 41%.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu PPH?

Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu PPH tại ngày 29/04/2022 là 38.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.850.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của PPH

Rà soát, cập nhật và xây dựng bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị nội bộ trong toàn Tổng Công ty từ các Phòng Ban chức năng đến các Ngành sản xuất tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của các đơn vị được tuân thủ và chặt chẽ.

Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, thực hiện phong trào tiết giảm, loại bỏ các chi phí bất hợp lý, thực hành tiết kiệm... Nhiều cải tiến của các phòng ban, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm lao động đã được thực thi và phát huy.

Thực hiện nhiều chương trình marketing, PR, hoạt động xã hội, từ thiện, ủng hộ và chia sẻ với đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai... để củng cố, nâng cao hình ảnh, thương hiệu Tổng Công ty.

Thực hiện chính sách tiền lương và phúc lợi dựa vào năng lực và hiệu quả KPI căn cứ vào thị trường tiền lương để linh hoạt cho từng cá nhân, từng vị trí.

Từng bước áp dụng chương trình số hóa dữ liệu quản lý vào quản trị nhằm nâng cao năng lực quản trị, kết nối các phòng ban nghiệp vụ sản xuất, kho tàng, mua bán và tài chính cũng như nguồn nhân lực... đảm bảo giải quyết công việc nhanh, chính xác và giảm chi phí.

Tinh gọn hoạt động của các ngành sản xuất, Phòng Ban sau khi chấm dứt hoạt động sản xuất của ngành May Wash Denim và Dệt Denim.

Huy Hoàng

Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản nằm la liệt, VN-Index giảm 18 điểm

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Trong phiên hôm nay (19/4), với hơn 400 mã giảm giá trong đó cổ phiếu chứng khoán, bất động sản nằm la liệt khiến VN-Index giảm 18,16 điểm, tiếp đà trượt dốc trong những ngày qua, xuống còn 1.174,85 điểm.

Lợi nhuận Home Credit lao dốc 68%, về mức thấp kỷ lục

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Năm 2023, Công ty TNHH MTV Home Credit Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 375,3 tỷ đồng, giảm 68,4% so với năm 2022.

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.