Lịch sử giá cổ phiếu JVC và những thông tin cần biết
Cổ phiếu JVC là của công ty nào?
Cổ phiếu JVC được phát hành bởi Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0101178800
Vốn điều lệ: 1.125.001.710.000 đồng
Địa chỉ: Tầng 22 và Tầng 24, toà nhà ICON4, 243A Đê La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3 683 0516
Fax: (84-4) 3 683 0578
Email: jnfo@ytevietnhat.com.vn
Website: http://ytevietnhat.com.vn/
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2001, Công ty Cổ phần Thiết Bị Y tế Việt Nhật tiền thân là công ty TNHH Thiết bị Y tế Việt Nhật, được thành lập vào ngày 27/09/2001 với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán, cho thuê Thiết bị y tế, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì Thiết bị y tế. Trong những ngày đầu thành lập,vốn điều lệ của Công ty là 6 tỷ đồng, nhân sự công ty chỉ có 5 người bao gồm lãnh đạo công ty, kế toán, kinh doanh và kỹ thuật.
Năm 2002, Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật chính thức trở thành đại lý độc quyền về thiết bị y tế của Công ty Hitachi Medical System tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dòng sản phẩm chính máy cộng hưởng từ (MRI), máy chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner system), máy Xquang (X-ray system), máy siêu âm (Ultrasound-scanner system).
Năm 2003, Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật trở thành nhà phân phối thiết bị cho một số hãng nổi tiếng trên thế giới như Nemoto (máy bơm thuốc cản quang/cản từ tự động), ELK (máy in, máy đo huyết áp tự động…), KINKY Roentgen (máy X - quang răng…)
Năm 2004-2005, Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật được tập đoàn Toray Medical lựa chọn là nhà phân phối thiết bị máy thận nhân tạo tại Việt Nam.
Năm 2006, Căn cứ vào nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty Việt Nhật mở thêm Văn phòng đại diện tại TP. HCM.
Tháng 05/2007, Công ty TNHH Thi ết Bị Y Tế Việt Nhật. Nghiên cứu thành công và cho ra mắt hệ thống xe khám bệnh lưu động đầu tiên tại Việt Nam. Trên xe có gắn các thiết bị y tế hiện đại: Siêu âm, X-quang kỹ thuật số, máy xét nghiệm…
Tháng 07/2007, Công ty TNHH Thiết bị Y Tế Việt Nhật ký hợp đồng phân phối với Carestream Kodax trở thành nhà phân phối X-quang kỹ thuật số DR/CR, máy in và vật tư đi kèm.
Năm 2008, Công ty Việt Nhật hoàn thành xong Trung tâm kỹ thuật cao tại 22- Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hà Nội liên kết với Bệnh viện hiện y học cổ truyền TW.
Năm 2009, Công ty đã kết hợp với các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Nhật Bản (kỹ sư với trên 30 năm kinh nghiệm) thành lập ra Trung tâm nghiên cứu sản xuất Máy X- quang tại Việt Nam.
Năm 2010, Công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 6 tỷ đồng lên 242 tỷ đồng.
Ngày 27/09/2010, Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Việt Nhật chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thiết Bị Y Tế Việt Nhật.
Ngày 21/03/2011, Công ty Cổ phần Thiết Bị Y Tế Việt Nhật chính thức chào sàn và niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Năm 2013, nâng vốn điều lệ từ 494 tỷ lên thành 568 tỷ, tương đương với 56.818.530 cổ phiếu.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu JVC nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 166.537.461 cổ phiếu.
Cổ đông Nguyễn Huy Tuấn nắm giữ nhiều cổ phiếu JVC nhất với 20.000.000 cổ phiếu, tương đương 17,78% cổ phần công ty. Xếp sau là cổ đông Phùng Quang Việt, nắm giữ 6.585.614 cổ phiếu, tương đương 5,85% cổ phần công ty. Cổ đông Vũ Hoàng Việt nắm giữ 5.650.000 cổ phiếu, tương đương 5,02% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu JVC qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu JVC
Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu JVC duy trì xu hướng tăng đến tháng 2/2015 trước khi ghi nhận mức giảm mạnh với độ dốc thẳng đứng. Sau đó, giá cổ phiếu JVC dần chuyển sang xu hướng đi ngang. Gần đây, giá cổ phiếu JVC tăng mạnh.
Giá cổ phiếu JVC cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu JVC cao nhất là 24.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 05/02/2015 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu JVC thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu JVC thấp nhất là 2.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 01/04/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu JVC?
Tình hình kinh doanh của JVC
Niên độ tài chính 2020 (từ ngày 1/4/2020 đến 31/3/2021), doanh thu thuần của JVC đạt 411 đồng, đạt 79,12% so với kế hoạch của ĐHCĐ năm 2020, giảm 20,45% so với năm 2019. Công ty lỗ sau thuế 76,68 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận kế hoạch là 5 tỷ đồng.
6 tháng đầu niên độ tài chính 2021, JVC ghi nhận doanh thu 200 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ niên độ 2020. Công ty lỗ sau thuế hơn 2,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ niên độ 2020 lãi 373 triệu đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu JVC?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu JVC tại ngày 07/01/2022 là 12.400 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.240.000 đồng/lần mua
Định hướng phát triển của JVC
Định hướng chung của Công ty là trở thành đối tác tin cậy cung cấp thiết bị, vật tư, giải pháp, dịch vụ đa dạng, toàn diện cho khách hàng, đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu.
Đối với hoạt động kinh doanh thiết bị và vật tư tiêu hao, Công ty sẽ tập trung vào tìm kiếm và triển khai quyết liệt các dòng sản phẩm mới. Ngoài ra, mở rộng kinh doanh sang mảng nhãn khoa, nha khoa.
Đối với hoạt động đầu tư liên kết, Công ty sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án liên doanh liên kết mới dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện hiệu quả và tiềm năng phát triển.
Đối với dịch vụ kỹ thuật, Công ty hướng đến tăng cường chất lượng dịch vụ sau bán hàng thông qua các hợp đồng sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thiết bị y tế.
Công ty chuyển đổi mô hình phòng khám lưu động thành Phòng khám đa khoa tại trung tâm TP. Hà Nội, trong đó có bao gồm khám lưu động.
Bổ sung mảng kinh doanh Công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ cao vào y tế.