Lịch sử giá cổ phiếu FTM và những thông tin cần biết
Cổ phiếu FTM là của công ty nào?
Cổ phiếu FTM của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân được giao dịch trên sàn HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân
Giấy CNĐKKD: 1000400095 Cấp ngày 01 tháng 04 năm 2019 do Sở Kế hoạch và Đào tạo Tỉnh Thái Bình cấp
Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng
Địa chỉ: Lô A3 - Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Tỉnh Thái Bình, TP. Thái Bình
Số điện thoại: +8422 7384 5379
Email: contact@fortex.com.vn
Website: http://fortex.com.vn/
Mã cổ phiếu: FTM
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Fortex là sản xuất và kinh doanh các loại sợi cotton chất lượng cao bao gồm sợi chải thô CD, sợi chãi kỹ CM. Một phần xơ sợi ngắn không đáp ứng sản xuất sợi CD/CM sẽ được tận dụng để sản xuất sợi kết thúc mở OE.
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2002: Nhà máy sợi Đức Quân đầu tiên đi vào hoạt động.
Năm 2006: Tiền thân là Công ty TNHH Dệt Đại Cường Thái Bình được thành lập.
Năm 2007: Công ty được chấp thuận cho thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi Đại Cường Thái Bình. Công ty thay đổi cơ cấu góp vốn của cổ đông sáng lập và tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng theo hình thức góp vốn bằng tiền.
Năm 2012: Công ty thay đổi cơ cấu góp vốn của cổ đông sáng lập và tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng theo hình thức góp vốn bằng tiền.
Năm 2013: Công ty đổi thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân và thành lập Chi nhánh Công ty tại TP. HCM.
Năm 2015: Công ty tiến hành 2 lần tăng vốn thông qua việc góp vốn bằng tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Cường và góp vốn bằng tiền mặt.
Năm 2016: Công ty đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thông qua việc đăng ký niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM và các thủ tục liên quan.
Năm 2017: Cổ phiếu FTM được giao dịch đầu tiên trên sàn HoSE với giá tham chiếu 18.000 đồng/cổ phiếu.
Năm 2018: Kiện toàn tổ chức mô hình công ty hoạt động theo từng khối chức năng nhằm tăng cường hiệu quả chuyên môn.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu FTM nhất?
Khối lượng cổ phiếu FTM đang được niêm yết trên sàn HoSE là 50.000.000 cổ phiếu.
Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu FTM nhất hiện nay là bà Lê Thùy Anh- thành viên Hội đồng quản trị, con gái ông Lê Mạnh Thường - Chủ tịch Hội đồng quản trị, với tỷ lệ sở hữu 21,53%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu FTM thứ hai là ông Lê Quốc Dân với tỷ lệ sở hữu 11,6% và tiếp theo là cổ đông Lê Quốc Quân với tỷ lệ sở hữu 11,56%.
Lịch sử giá cổ phiếu FTM qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu FTM
Giá cổ phiếu FTM nhìn chung giữ xu hướng tăng từ khi bắt đầu giao dịch vào tháng 2/2017 đến ngày tháng 8/2019 trước khi lao dốc theo chiều thẳng đứng và giảm 11 lần chỉ trong 1 tháng sau đó. Từ tháng 9/2021 đến nay, giá cổ phiếu FTM đang trên đà tăng trở lại.
Giá cổ phiếu FTM cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu FTM cao nhất là 25.150 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/05/2019 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu FTM thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu FTM thấp nhất là 1.300 đồng/cổ phiếu vào ngày 07/09/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu FTM hay không?
Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân
Năm 2020, doanh thu thuần của FTM đạt 81,3 tỷ đồng, bằng chưa đầy 1/10 con số đạt được trong năm 2019. Đáng chú ý, công ty lỗ tới hơn 200 tỷ đồng.
Năm 2021, doanh thu của FTM đạt gần 232 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với thực hiện trong năm 2020. Tuy nhiên gánh nặng chi phí khác như chi phí khấu hao, chi phí nhân công, chi phí điện do chưa đạt sản lượng sản xuất tối ưu và các chi phí khác khiến FTM lỗ hơn 223 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu FTM?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu FTM tại ngày 22/03/2022 là 6.750 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 675.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của FTM
Về sản xuất, Công ty tiến hành đầu tư để chuyển đổi sản xuất đa dạng hóa các loại sản phẩm nhằm giảm sự phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu nói chung và Trung Quốc nói riêng. Cụ thể: Nhà máy 1 sản xuất 100% sợi PE; Nhà máy 2 sản xuất sợi màu, đây là loại sợi có ưu thế không cần qua nhuộm, một loại sợi mới, ít nhà sản xuất nên công ty kỳ vọng sẽ là sản phẩm đột phá, có tính cạnh tranh cao; Nhà máy 5 sản xuất sợi cotton.
Về thị trường, FTM sẽ xây dựng giải pháp động bộ với tiêu chí khách hàng là trung tâm, nâng cao ổn định chất lượng sợi; Phát triển thị trường nội địa, coi thị trường nội địa là 1 trong những thị trường quan trọng mà công ty đã bỏ ngỏ trong thời gian qua; Xây dựng kế hoạch marketing, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sợi màu, phát triển thị trường và đưa sợi màu vào sản phẩm chiến lược, đẩy mạnh việc sản xuất sợi màu sang các thị trường Ấn Độ, Morocco, Hàn Quốc, Thái Lan để gia tăng tỷ trọng doanh thu; Tích cực dự báo biến động giá (bông, sợi, xơ) thị trường để chủ động trong việc xây dựng và phát triển thị trường.