Lịch sử giá cổ phiếu CTG và những thông tin cần biết
Cổ phiếu CTG của công ty nào?
Cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Thông tin khái quát về VietinBank
Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade.
Tên viết tắt: VietinBank
Mã giao dịch SWIFT: ICBVVNVX
Giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 03/07/2009.
Mã số doanh nghiệp 0100111948 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 03/07/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 01/11/2018.
Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng
Địa chỉ Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Số điện thoại: (84-24) 3942 1030
Số fax: (84-24) 3942 1032
Công ty kiểm toán: Công ty TNHH Ernst & Young Vietnam .
Mã cổ phiếu: CTG
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1988: VietinBank (khi đó có tên gọi là Ngân hàng Công Thương) được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1990: VietinBank là ngân hàng đầu tiên tham gia với ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng liên doanh Indovina.
Năm 2008: Ra mắt thương hiệu mới VietinBank vào tháng 4.
Năm 2009: Chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên HoSE với mã chứng khoán CTG.
Năm 2011: Bán 10% vốn điều lệ cho đối tác chiến lược nước ngoài IFC, là ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đầu tiên có đối tác chiến lược nước ngoài.
Khai trương chi nhánh tại Frankfurt, Đức.
Năm 2012: Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế.
Năm 2013: Bán 19,73% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài MUFG Bank (Nhật Bản), trở thành ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước có cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam tại thời điểm đó.
Năm 2014: Xây dựng chiến lược bán lẻ lấy khách hàng làm trung tâm, mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.
Năm 2015: Nâng cấp từ chi nhánh thành Ngân hàng TNHH Công Thương Việt Nam tại Lào (ngân hàng con).
Năm 2017: Chuyển đổi thành công hệ thống Core Banking (SunShine).
Năm 2020: Hoàn thành Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 tại VietinBank và Kế hoạch Kinh doanh trung hạn 2018 - 2020.
Xây dựng Chiến lược phát triển VietinBank giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2045, kế hoạch kinh doanh trung hạn giai đoạn 2021 - 2023.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu CTG nhất?
Khối lượng cổ phiếu CTG niêm yết trên sàn HoSE hiện nay là 4.805.750.609 cổ phiếu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu CTG nhất với tỷ lệ sở hữu 64,46%. Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu CTG thứ hai là The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ với tỷ lệ sở hữu 19,73%. Xếp sau là cổ đông IFC Capitalization (Equity) Fund, L.P với tỷ lệ sở hữu 3,35%.
Lịch sử giá cổ phiếu CTG qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu CTG
Kể từ khi được giao dịch trên sàn HoSE vào năm 2009, giá cổ phiếu CTG đã trải qua nhiều biến động nhưng nhìn chung là trong xu hướng tăng, đặc biệt là từ năm 2015. Tuy vậy, sau mỗi sóng tăng, giá cổ phiếu CTG thường điều chỉnh khá mạnh sau đó, điều này được thể hiện rất rõ trong giai đoạn 2017 - 2018 và 2020 - 2021.
Giá cổ phiếu CTG thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu CTG thấp nhất là 6.560 đồng/cổ phiếu vào ngày 26/08/2010 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu CTG cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu CTG cao nhất là 42.174 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/06/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu CTG không?
Tình hình kinh doanh của VietinBank
Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt, là năm cuối VietinBank thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2019.
Dư nợ tín dụng hợp nhất đạt 1,03 triệu tỷ đồng, tăng 74 nghìn tỷ đồng (+7,8%) so với năm 2019. Cơ cấu tiếp tục cải thiện tỷ trọng dư nợ cho vay của phân khúc Bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng tỷ trọng dư nợ VND nhằm đảm bảo duy trì khả năng sinh lời của danh mục tín dụng.
Huy động vốn được cân đối tối ưu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn được tiết giảm mạnh trong bối cảnh thu nhập lãi gặp nhiều khó khăn.
Nguồn vốn huy động đạt 990 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2019. Tỷ lệ LDR được đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN.
Nguồn vốn CASA tiếp tục được cải thiện, tăng 27,8% so với năm 2019. Tỷ trọng CASA tăng từ mức 17,0% năm 2019 lên mức 19,6% năm 2020.
Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,9%, tuân thủ hạn mức kế hoạch NHNN và ĐHĐCĐ giao.
VietinBank đã dành nguồn lực tất toán toàn bộ 13 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt đã bán cho VAMC trong chưa đầy 2 năm.
Thu nhập ngoài lãi tăng 33% so với năm 2019 trên cơ sở tận dụng tốt cơ hội thị trường. Tỷ trọng thu ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng tốt từ 18,1% năm 2019 lên 21,5% năm 2020. Trong đó:
Thu thuần dịch vụ tăng 7% so với năm 2019. Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ đạt gần 2 nghìn tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm 2019; VietinBank tiếp tục đứng trong top đầu về cả doanh số và thị phần kinh doanh ngoại tệ trên thị trường.
Lợi nhuận từ hoạt động chứng khoán đạt hơn 962 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ so với năm 2019, tăng trưởng ở tất cả các nghiệp vụ, từ hoạt động kinh doanh lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, kinh doanh trái phiếu chính phủ, phái sinh lãi suất, phái sinh hàng hóa.
Năm 2020, bên cạnh việc chủ động cắt giảm gần 5 nghìn tỷ đồng lợi nhuận từ việc giảm lãi suất cho vay, miễn/giảm phí, thoái lãi để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và thiên tai, VietinBank đã tiếp tục chủ động tái cơ cấu toàn diện mọi mặt hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang cải thiện chất lượng dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu dư nợ, gia tăng cơ cấu thu nhập ngoài lãi, kiểm soát tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và chi phí hoạt động của ngân hàng.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2020 đã đạt 16.449 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17.085 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 13.910 tỷ đồng, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu CTG?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu CTG tại ngày 10/11/2021 là 32.650 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.265.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của VietinBank
Tiếp tục tăng trưởng quy mô bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh.
Tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng (trọng tâm là thu dịch vụ) trên tổng thu nhập. Cải thiện mạnh mẽ, toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phát triển mạnh hoạt động ngân hàng thanh toán và ngân hàng đầu tư.
Tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn; đặc biệt chú trọng tăng trưởng các nguồn vốn có chi phí thấp.
Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu nâng cao chất lượng tài sản: Tập trung nguồn lực với nỗ lực cao nhất, áp dụng toàn diện và linh hoạt các cơ chế chính sách hiện có để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ xấu, nợ XLRR.
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, bảo đảm sự tuân thủ, an toàn trong hoạt động, phát triển kinh doanh gắn liền với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Quản trị chi phí hiệu quả, tiếp tục kiểm soát tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng thu nhập; kiểm soát tỷ lệ CIR, tiếp tục nâng cao năng suất lao động.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng vốn khác nhằm cải thiện, nâng cao năng lực tài chính.
Kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng truyền thông, nâng cao ý thức áp dụng các giá trị văn hóa doanh nghiệp VietinBank.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, số hóa trong mọi mặt hoạt động: Phát triển các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.