Thứ bảy, 23/11/2024, 05:38 AM
Ngân hàng   •   Thứ sáu, 19/01/2024, 13:09 PM  •  19/01/2024, 13:09

Giai đoạn "kém vui" của Ngân hàng Vietbank

Tính tới ngày 30/9/2023, số thuế mà Vietbank phải đóng cho ngân sách nhà nước là 14,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó Vietbank có lợi nhuận tăng trưởng âm và tỷ lệ nợ xấu đứng thứ 3 các ngân hàng niêm yết.

Ngân hàng Vietbank được sáng lập bởi nhóm cổ đông có liên quan đến ngân hàng Á Châu, tập đoàn Hoa Lâm và công ty Diệu Hiền. Trong đó, ông Dương Ngọc Hòa (chồng bà Trần Thị Lâm – chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm) và ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) là 2 trong những người sáng lập.

Kể từ khi ông Dương Nhất Nguyên giữ ghế Chủ tịch HĐQT Vietbank, ngân hàng này có nợ xấu tăng siêu tốc

Khi ông Hòa thoái vị đầu năm 2021, chức Chủ tịch HĐQT Vietbank được một thành viên HĐQT Vietbank đảm nhiệm. Tuy nhiên chỉ hai tháng sau, “ghế” chủ tịch này lại được con trai ông Dương Ngọc Hòa là Dương Nhất Nguyên thế chỗ. Có thể nói, ông Nguyên giữ chức Chủ tịch Vietbank khi mà tình hình kinh tế trong nước đang khốn khó.

Có lẽ do kinh tế khó khăn mà Vietbank mới bộc lộ “tình hình sức khỏe” có đôi chút bất ổn hơn một số ngân hàng khác. Tính đến 30/9/2023, Vietbank cho vay khách hàng đạt 70.490 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cuối năm 2022. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ tín dụng của Vietbank ở mức 4,1% và tỷ lệ này góp phần đưa Vietbank vào vị trí thứ 3 trong số các ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ tín dụng cao nhất.

Tại ngày 30/9/2023, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm 2,69% so với tổng dư nợ tín dụng và chiếm 66% so với tổng nợ xấu.

Về lợi nhuận hoạt động của Vietbank, cuối năm 2021 lợi nhuận sau thuế của đơn vị này có phần khởi sắc khi tăng tốc thần kỳ với lợi nhuận sau thuế là 506 tỷ đồng. Qua năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Vietbank tăng nhẹ nhờ giảm trích lập dự phòng. Khoản lợi nhuận này sụt giảm thê thảm vào cuối quý 3/2023. 

Mới đây, ông Dương Nhất Nguyên vừa đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu Vietbank để nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng này từ 3,36% lên 4,83% cổ phần Vietbank. Những người trong gia đình ông Nguyên nắm giữ cổ phần ở Vietbank lần lượt là: Bà Trần Thị Lâm (mẹ ông Nguyên) nắm giữ 0,024% vốn điều lệ Vietbank; ông Dương Ngọc Hòa (cha ông Nguyên) nắm giữ 4,552%; Dương Bảo Anh (em ruột ông Nguyên) nắm giữ 1,701%; Dương Mai Anh (em ruột ông Nguyên) nắm giữ 2,108%. Đáng chú ý, bà Trần Thị Lâm còn giữ chức Phó tổng giám đốc Vietbank  từ ngày 19/5/2023.

PV
Theo Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp

Ninh Thuận công bố 26 doanh nghiệp nợ thuế

Trong danh sách 26 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn TP. Phan Rang - Tháp Chàm, doanh nghiệp có số tiền nợ cao nhất là Công ty TNHH Bình Minh Ninh Thuận với hơn 3,5 tỷ đồng, tiếp đến là Công ty TNHH Thuận Phú 2,3 tỷ...

Chính phủ yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay 1 - 2%

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay 1 - 2%.

Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ xử lý vướng mắc trong sử dụng xác thực bằng sinh trắc học

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
Ngân hàng Nhà nước vừa có hướng dẫn một số nội dung triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, đáng chú ý là nội dung về xác thực sinh trắc học.

BIDV hạ giá cả trăm tỷ khoản nợ của doanh nghiệp điện gió Tân Thượng

Ngân hàng   •   Thứ hai, 06/05/2024, 16:59 PM
Ngân hàng BIDV vừa thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định giá tài sản đối với khoản nợ hơn 558 tỷ đồng của CTCP Năng lượng Tân Thượng.

Lãi thuần của LPBank đạt hơn 3.400 tỷ đồng

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:57 PM
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với những con số đáng chú ý.

Ngân hàng ACB: Lợi nhuận giảm, nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 65% tổng nợ xấu

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:57 PM
Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của ACB là 4.892 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ do tăng trích lập dự phòng. Cùng đó, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng tăng từ 1,2% lên 1,4%. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 21% lên 4.733 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 65% tổng nợ xấu.