Thứ bảy, 04/05/2024, 02:06 AM
Ngân hàng   •   Thứ ba, 02/02/2021, 10:33 AM  •  02/02/2021, 10:33

Vietcombank tham chiến, cuộc đua CASA đến hồi khốc liệt

Nhìn vào chính sách mới của Vietcombank, có thể thấy rất rõ tham vọng nâng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA) của ngân hàng này.

Vietcombank tham chiến, cuộc đua CASA đến hồi khốc liệt

Năm 2020 vừa qua, cuộc đua gia tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn ghi nhận một dấu mốc mới và ngân hàng tạo ra dấu mốc này là Techcombank.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Techcombank cho thấy, tiền gửi khách hàng không kỳ hạn của ngân hàng này đã tăng tới 62% trong năm vừa qua. Đặc biệt, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA) lên đến 44,3% thời điểm cuối năm 2020, tăng rất mạnh so với mức 32,9% cuối năm 2019.

44,3%, tức gần một nửa tiền gửi khách hàng tại Techcombank là không kỳ hạn, một con số cao đến mức khó tin và chắc chắn đứng đầu hệ thống ngân hàng.

Nhiều biện pháp đã được Techcombank áp dụng với mục tiêu biến ngân hàng này trở thành ngân hàng giao dịch chính của khách hàng, trong đó tâm điểm là chính sách miễn phí giao dịch trực tuyến mang tên "zero fee".

Chính sách "zero fee" được ngân hàng này triển khai từ cuối năm 2016. Từ đó đến nay, CASA của Techcombank liên tục tăng, từ mức 20,7% cuối năm 2016 lên 22,4% cuối năm 2017. Tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh lên 27,1% vào cuối năm 2018, 32,9% vào cuối năm 2019 và đạt mức kỷ lục 44,3% vào cuối năm 2020.

Trước đây, hai ngân hàng đứng đầu về CASA trong hệ thống ngân hàng là Vietcombank và MB nhờ lợi thế đặc thù. Cụ thể, Vietcombank có lợi thế lớn trong các giao dịch của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, trong khi MB "bao" hầu hết các chi tiêu quốc phòng (cả chi tiêu tổ chức lẫn cá nhân).

Đứng trước nguy cơ bị Techcombank vượt mặt về CASA, MB cũng lao vào cuộc chiến này với chính sách "zero fee" áp dụng từ đầu năm 2020 và mới đây, Vietcombank cũng chính thức "tham chiến".

Nhìn vào chính sách mới của Vietcombank, có thể thấy rất rõ tham vọng nâng CASA của ngân hàng này.

Khác với các ngân hàng khác miễn phí giao dịch trực tuyến với hầu hết các loại tài khoản, Vietcombank lại tung ra 4 gói tài khoản giao dịch gồm: VCB-Eco, VCB-Plus, VCB-Pro và VCB-Advanced, với các chính sách miễn phí giao dịch trực tuyến khác nhau.

Như gói VCB-Eco, người dùng nếu duy trì số dư không kỳ hạn bình quân hàng tháng từ 2 triệu đồng trở lên sẽ được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank, nhưng tính phí nếu chuyển tiền ngoài hệ thống Vietcombank.

Với gói VCB-Plus, người dùng nếu duy trì số dư không kỳ hạn bình quân hàng tháng từ 4 triệu đồng trở lên sẽ được miễn phí chuyển tiền cả trong và ngoại hệ thống Vietcombank. Các gói khác như VCB-Pro và VCB-Advanced có thêm một số ưu đãi khác với số dư không kỳ hạn bình quân hàng tháng lần lượt từ 6 triệu đồng và 10 triệu đồng trở lên.

Như vậy, Vietcombank gắn trực tiếp số dư tiền gửi không kỳ hạn vào quyền lợi miễn phí giao dịch - một động thái với chủ đích rất rõ ràng là nâng tỷ lệ CASA toàn hệ thống.

CASA của Techcombank vượt Vietcombank và MB

Trước đó, không ít ngân hàng cũng tham gia vào cuộc chiến "zero fee".

Hồi tháng 11/2019, TPBank đã quyết định miễn phí cho tất cả khách hàng của ngân hàng này khi chuyển tiền online qua ứng dụng internet banking - TPBank eBank, dù cho tài khoản nhận ở bất cứ ngân hàng nào tại Việt Nam. Khi dùng thẻ ATM của TPBank rút tiền tại tất cả các máy ATM trên toàn quốc (ngoại trừ HSBC, Standard Chartered, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga), khách hàng cũng sẽ không phải tốn bất kỳ chi phí nào.

Bên cạnh đó, VIB, MSB, PVcomBank cũng miễn phí các giao dịch trực tuyến.

"Zero fee" một mặt buộc ngân hàng phải hy sinh nguồn thu từ dịch vụ thanh toán, trong khi vẫn phải gánh các chi phí giao dịch liên quan; mặt khác lại giúp ngân hàng nhanh chóng tăng quy mô khách hàng cũng như tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn.

Sở dĩ tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn quan trọng là bởi loại tiền gửi này có lãi suất rất thấp. Cùng một lượng tiền gửi huy động được, ngân hàng nào càng có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao thì chi phí vốn của ngân hàng đó càng thấp, tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong cuộc đua lãi suất cũng như giúp nâng cao tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận. 

Minh Tâm

Lãi thuần của LPBank đạt hơn 3.400 tỷ đồng

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:57 PM
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với những con số đáng chú ý.

Ngân hàng ACB: Lợi nhuận giảm, nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 65% tổng nợ xấu

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:57 PM
Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của ACB là 4.892 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ do tăng trích lập dự phòng. Cùng đó, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng tăng từ 1,2% lên 1,4%. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 21% lên 4.733 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 65% tổng nợ xấu.

Nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:56 PM
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 năm 2024 việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất, mặt nước.

Tecombank thông qua kế hoạch trả cổ tức bằng tiền, tăng vốn điều lệ

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:55 PM
Ngày 20/4, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024 (ĐHĐCĐ), thông qua Kế hoạch Kinh doanh năm 2024, kế hoạch trả cổ tức tiền mặt và kế hoạch tăng vốn điều lệ, cũng như bổ nhiệm Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2024-2029.

VietinBank ra mắt sản phẩm dành riêng cho khách hàng kinh doanh và tặng ưu đãi đến 1.000.000 VNĐ

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:54 PM
Từ ngày 16/04/2024 đến 16/12/2024, VietinBank dành tặng khách hàng (KH) kinh doanh sản phẩm “Siêu ưu đãi lãi, phí” cùng vô vàn quà tặng bằng tiền và ấn phẩm VietQR hấp dẫn.