Lịch sử giá cổ phiếu VAB và những thông tin cần biết
Lịch sử giá cổ phiếu VAB và những thông tin cần biết
Cổ phiếu VAB là của công ty nào?
Cổ phiếu VAB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) được giao dịch trên sàn UPCoM.
Thông tin khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á
Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
Tên tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank
Tên giao dịch: VietABank
Tên viết tắt: VietABank
Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số: 0302963695 đăng kí ngày 19 tháng 6 năm 2003, thay đổi lần thứ 26 ngày 26 tháng 07 năm 2019.
Vốn điều lệ: 4.450 tỷ đồng.
Địa chỉ: Số 34A - 34B Phố Hàn Thuyên, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: (024) 39 333 636
Fax: (024) 39 336 426
Website: www.vietabank.com.vn
Ngành nghề kinh doanh: Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2003: Ngân hàng Việt Á được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng.
Năm 2004: Triển khai dịch vụ mới Phone Banking, gửi/rút tiền lên chi nhánh đồng thời khai trương chi nhánh Hội An và Hà Nội.
Năm 2006: Đầu tư nâng cấp công nghệ thông tin, đưa Smart Bank vào sử dụng trên toàn hệ thống đồng thời triển khai dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản.
Năm 2013: Sau 10 năm hoạt động, thông điệp "Đổi mới-Phát triển" được đưa ra. Đây cũng là năm Việt Á Bank thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu nhận diện mới.
Năm 2014: Ngân hàng Nhà Nước có quyết định thay đổi trụ sở chính của Việt Á Bank từ TP. HCM ra Hà Nội.
Năm 2019: 7 chi nhánh phòng giao dịch được khai trương và đi vào hoạt động.
Năm 2020: Việt Á Bank hoàn thành trụ cột Basel II, khai trương 5 trụ sở kinh doanh mới tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP. HCM, Hà Nội.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu VAB nhất?
Khối lượng cổ phiếu VAB đang được niêm yết trên sàn UPCoM là 444.963.567 cổ phiếu.
Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu VAB nhất hiện nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương với 54.316.548 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 12,21%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu VAB thứ hai là Công ty Cổ phần Rạng Đông với tỷ lệ sở hữu 7,35% và tiếp theo là ông Phương Hữu Việt - Thành viên Hội đồng quản trị - với tỷ lệ sở hữu 4,55%.
Lịch sử giá cổ phiếu VAB qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu VAB
Lịch sử giá cổ phiếu VAB. Nguồn đồ thị: TVSI
Giá cổ phiếu VAB nhanh chóng tăng cao với độ dốc lớn từ ngày 20/07/2021 và đạt đỉnh chỉ sau 2 ngày. Sau đó, giá cổ phiếu VAB lại nhanh chóng đi xuống thấp hơn so với lúc ban đầu và chạm đáy trong vòng 5 ngày bắt đầu từ ngày 22/07/2021 đến ngày 27/07/2021. Từ đó, giá cổ phiếu VAB tiếp tục trải qua nhiều sóng tăng-giảm đan xen cho đến nay.
Giá cổ phiếu VAB cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu VAB cao nhất là 22.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 22/07/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu VAB thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu VAB thấp nhất là 16.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/07/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu VAB hay không?
Tình hình kinh doanh của VietABank
2020 là năm tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong của VietABank về cả quy mô, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời, cụ thể, trong năm 2020, tổng tài sản đạt 86.529 tỷ đồng, tăng 10.082 tỷ đồng so với 2019 (tăng 13%) và đạt 102% so với kế hoạch năm 2020. Lợi nhuận trước thuế 2020 đạt 407 tỷ đồng, tăng 131 tỷ đồng so với năm 2019, đạt 100% kế hoạch 2020.
Trong 9 tháng năm 2021, thu nhập lãi thuần của VAB đạt 990,8 tỷ đồng, giảm 12,75% so với cùng kỳ năm 2020 và lợi nhuận sau thuế của VAB đạt 395,5 tỷ đồng, tăng 162,05% so với 9 tháng năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu VAB?
Sàn UPCoM chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu VAB tại ngày 16/12/2021 là 17.600 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.760.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của VietABank
Tập trung kinh doanh tiền tệ trong các ngành nghề trọng tâm như bất động sản, y tế, xuất nhập khẩu, năng lượng và mô hình kinh doanh theo chuỗi để khai thác tối đa lợi ích trong hệ sinh thái ngành nghề; Tăng cường hoạt động thu phí và thu nhập phí tín dụng; điều hành kinh doanh linh hoạt, đảm bảo hiệu quả, bền vững.
Ngoài ra, VAB sẽ từng bước cân đối lại danh mục theo hướng giảm tỷ trọng tín dụng tập trung vào một ngành nghề hoặc một phân khúc trong chuỗi giá trị; Giảm giá vốn huy động thông qua cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ; Hoàn thiện năng lực quản trị đánh giá kết quả và mở rộng quan hệ với các định chế tài chính trong nước và quốc tế.